REVIEW SÁCH KHÔNG DIỆT KHÔNG SINH ĐỪNG SỢ HÃI

Tác giả: Thích Nhất Hạnh

114-khong-diet-khong-sinh-dung-so-hai-1.jpg

Trong xã hội hiện nay nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta đi về cõi vĩnh hằng. Và tất cả Chúng ta ai cũng tin rằng chúng ta tới từ xuất phát điểm là cái Không, nên khi chết chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.

Nhưng trong thế giới tiên Phật, Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Họ hiểu rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thực. Bụt dạy chúng ta không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, nhưng chúng ta thì lại coi là có hết mọi thứ đó diễn ra. Và khi chúng ta hiểu rằng mình sẽ không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ bất cứ điều gì. Đó là sự giải thoát của cuộc đời mỗi con người. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.

Thầy Thích Nhất Hạnh đã đưa ra một triết lý trái ngược nhau hoàn toàn nhau về những thứ thuộc về vĩnh cửu và những thứ thuộc về hư không: “Tự muôn đời từ trước tới giờ tôi vẫn luôn tự do. Ở đời Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào mà mỗi người cần đi qua, tử sinh là trò chơi cút bắt.” Tác giả đã thẳng thắn nói lên mình chưa bao giờ từng sinh và cũng chưa bao giờ từng giết bất cứ một thứ gì.

Xuyên suốt tác phẩm được lặp đi lặp lại nhiều lần, tác giả khuyên chúng ta hãy tự mình tập nhìn sâu mọi thứ để hiểu được sự tự do của con đường chính nghĩa và tự bản thân mình hưởng được trọn vẹn sự tự do ấy, để cuộc sống của chính mình không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Tác giả là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược tương phản trong đời sống, tác giả đã nhẹ nhàng vén lên bức màn ảo tưởng trong cuộc sống dùm chúng ta, cho phép chúng ta được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi, nếu chúng ta nghĩ nó đơn giản hơn thì không có gì phải đáng sợ.

Tìm mua: Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi

Lòng nhân hậu và từ bi xuyên suốt cả cuộc đời của tác giả. Và cũng là xuất phát từ suối nguồn thâm tuệ của Tác giả Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành tất cả những vết thương trong lòng và trái tim chúng ta.

1, Giới thiệu tác giả:

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11/10/1926 ở miền Trung Việt Nam. Ông theo học ở chùa Từ Hiếu, thành phố Huế và trở thành một tu sĩ Phật giáo vào năm 16 tuổi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, dành cả cuộc đời để nghiên cứu và truyền bá Phật pháp. Những cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được các độc giả đón nhận rất nồng nhiệt. Bài học về triết lý nhân sinh được ông đúc kết từ nhiều khía cạnh của cuộc sống.

“Trong các nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xếp vào vị trí thứ hai, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma” - New York Time

“Thích Nhất Hạnh là một con người thánh thiện, vì lòng khiêm cung và đức tin lớn. Ngài là một học giả thông tuệ. Những phát kiến cho hòa bình của Ngài, nếu được áp dụng, sẽ dựng nên một tượng đài của tinh thần đại đồng, tình huynh đệ và nhân bản” Mục sư Martin Luther King, Jr. (Trích thư đề cử thầy Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa Bình năm 1967)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, bạn đọc có thể tham khảo một số cuốn sách khác như: Phép lạ của sự tỉnh thức, Đường xưa mây trắng, Từng bước nở hoa sen, Giận, Tâm tình với Đất Mẹ, Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi,…

2, Giới thiệu tác phẩm:

Cuốn sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi” gồm 219 trang và 9 chương, sách của thầy Nhất Hạnh luôn đem đến cho bạn đọc những góc nhìn rất sâu sắc về cuộc đời. Thầy gọi Trái Đất bằng cái tên rất thân thương “Đất Mẹ”, cách thầy thưởng thức cuộc sống cũng vô cùng thi vị, mỗi một bước chân, hoạt động hàng ngày cũng là mắt thương nhìn cuộc đời, với sự thấu hiểu đặc biệt sâu sắc của mình, thầy Thích Nhất Hạnh đã viết nên cuốn sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi” một chân lý sống tự do, giảm bớt mọi muộn phiền về quan niệm sinh, tử mà bấy lâu nay ta vẫn bị mắc kẹt.

Thầy Nhất Hạnh cho rằng: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm đến - đi, lui - tới”

Cuốn sách “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một cuốn sách tuyệt vời về triết lý sống và là một nguồn cảm hứng cho mọi người trong cuộc sống. Với những bài học bổ ích, tinh thần cao đẹp, đó là một cuốn sách đáng đọc cho mọi người.

Nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta chết. Chúng ta tin rằng chúng ta tới từ cái Không, nên khi chết chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.

Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Ngài hiểu rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thực. Coi đó là sự thực, chính là nguyên do gây cho chúng ta khổ não. Bụt dạy không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, không giống nhau cũng không khác nhau, không có cái ngã thường hằng cũng không có hư vô. Chúng ta thì coi là Có hết mọi thứ. Khi chúng ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.

Không diệt Không sinh Đừng sợ hãi là tựa sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Ở đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”

Được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không.

Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.

Tri kiến về sống, chết của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.

Ta từ đâu tới? Ta đi về đâu?

Bản chất của thực tại là không đến, không đi; không trên, không dưới và không có gì sinh ra, không có gì mất đi.

Có vô số những quan điểm, nhận định từ xã hội đã “ăn sâu” vào tiềm thức của con người rằng chúng ta đều có sinh, có diệt. Chính vì thế mà những ý niệm này đã trói chặt, giam hãm sự tự do, của không ít người trong chúng ta. “Bụt dạy khi đầy đủ nhân duyên thì sự việc biểu hiện, và chúng ta nói nó hiện hữu. Khi thiếu một hoặc hai điều kiện, sự việc đó không biểu hiện như trước thì ta nói nó không hiện hữu. Theo Bụt, nói rằng thứ này có hay không là sai. Trong thực tại, không có thứ gì hoàn toàn có hay hoàn toàn không hiện hữu”.

114-khong-diet-khong-sinh-dung-so-hai-2.jpg

Nhìn các cảm xúc với con mắt vô thường

“Tất cả chúng ta đều có thể hiểu vô thường bằng trí óc, nhưng như thế thì không hiểu được chân nghĩa của nó. Trí não không đưa chúng ta tới giải thoát.”

Hầu như chúng ta chỉ hiểu rõ khái niệm về vô thường chứ không có cái nhìn sâu và thực tập về điều này. Thầy Thích Nhất Hạnh cho rằng, chúng ta phải nhìn sâu để thấu hiểu và nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng tư bi bên trong mình, ươm những hạt giống tốt để chúng được phát triển và lan tỏa hương thơm đến những người xung quanh ta nhờ vô thường chứ không đơn thuần là dừng lại ở việc hiểu khái niệm vô thường. Nhìn vào vô thường ta trân quý sự nhiệm màu của sự sống, đối xử nhẹ nhàng và tử tế hơn với mọi người xung quanh bởi ta biết trong tương lai có thể họ không còn ở bên cạnh ta. Tiền bạc, danh vọng không thể theo ta suốt cuộc đời nên ta không đặt nặng nó bằng phút giây hiện tại ta được có mặt, được tận hưởng sự sống bất tận này…

Đám mây không bao giờ chết

“Ta vẫn còn đến đi thong dong

Có, không, còn, mấy chẳng băn khoăn

Bước chân con hãy về thanh thản

Không tròn không khuyết một vầng trăng

Gió vẫn còn bay con biết không?

Khi mưa xa tiếp áng mây gần

Hạt nắng từ cao rơi xuống thấp

Cho lòng đất thấy bầu trời trong”

Khi không hiểu được bản chất không diệt, không sinh con người ta dễ bị những ý niệm đến - đi làm cho khổ đau. Đám mây không bao giờ chết, nó chỉ chuyển hóa thành hình tướng khác, bởi bị trói buộc ở một quan niệm nên ta than khóc khi không còn nhìn thấy người mình thương hay sự thay đổi của sự vật, sự việc nào đó. Nhưng nước là sự tiếp nối đẹp đẽ của đám mây mang đến sự sống cho vạn vật, muôn loài, phải thực tập và quán chiếu nhìn sâu chúng ta mới biết được sự tiếp nối của đám mây.

Thời khắc duy nhất để sống

“Đã về, đã tới

Bây giờ, ở đây

Vững chãi, thảnh thơi

Quay về nương tựa”

Thấu thị bản chất chân thật của con người là không diệt, không sinh thì tâm trí sẽ được giải thoát, mở lối cho những giây phút an lạc bạn được tồn tại. Bởi quá khứ và tương lai là hai khoảng thời gian chúng ta không thể quay lại cũng chẳng thể biết trước được nhưng lại dành sự chú tâm rất nhiều. Chúng ta bị mắc kẹt về những điều kiện để được hạnh phúc, rằng bây giờ phải đạt được điều này, phải có thứ kia thì mới có cuộc sống như bạn mong muốn được. Nhưng thật ra nếu đủ sâu sắc để hiểu, để sống tỉnh thức thì mọi sự ràng buộc này sẽ chẳng thể nào làm phiền đến sự thong dong, bình yên mỗi ngày của bạn. Vì thấy túng thiếu nên chúng ta mãi chạy, không có thời gian để tĩnh tâm, để nhìn lại và sống đúng với thực tại, cảm nhận sự nhiệm màu của sự sống, của Đất Mẹ. Trở về với hiện tại, chúng ta sẽ nhận biết được niềm hạnh phúc luôn hiện hữu.

Qua đời không có nghĩa là mất đi

“Trước khi chúa Jesus sinh ra thì Ngài ở đâu? Tôi đã hỏi rất nhiều người bạn Thiên Chúa giáo câu hỏi này từ nhiều năm. Nếu chúng ta muốn nhìn sâu vào câu hỏi đó, ta phải tìm hiểu về cuộc đời và cái chết của Jesus như là những biểu hiện. Chúa không sinh ra từ hư vô được. Không phải chỉ từ Bethlehem mà Jesus trở thành một con người. Ngày Chúa ra đời chỉ là một sự biểu hiện; Jesus đã hiện hữu trước giây phút mà ta gọi là Giáng sinh đó. Vậy thì ta không nên gọi nó là đản sinh. Thật sự đó không phải là sự ra đời mà đó chỉ là một sự biểu hiện. Nhìn sự biểu hiện đó với con mắt trí tuệ, ta có cơ hội nhìn sâu vào con người chía Jesus. Ta có thể khám phá được sự thật về tính cách bất tử của Chúa. Ta có thể khám phá được tính cách vô sinh bất tử của bản chất chân thực của chính mình”. Nỗi đau mất đi người mình yêu thương thì không ngôn từ nào có thể diễn tả được nhưng bản chất của chúng ta là không sinh thì hẳn việc qua đời cũng không có nghĩa là mất đi. Thầy Nhất Hạnh cho rằng, ta phải thực tập, nhìn sâu vào vấn đề, vào người mà ta thương thì mới có thể tiếp xúc được với người kia ở biểu hiện khác. Tự thân ta không thể cô độc tồn tại được bởi nhìn sâu vào bản chất, ta được sinh ra bởi mẹ, được hưởng rất nhiều yếu tố giúp nuôi dưỡng thân thể như nguồn nước, ánh sáng, thức ăn,… thì mới có thể tồn tại được. Ta mãi gọi tên cho việc sinh, tử nên không nhận ra rằng thật ra mọi vật đều chết đi và tái sinh mọi phút giây và việc này diễn ra hàng ngày. Nhìn lại bạn của năm trước, có thể bạn vẫn tồn tại một thân thể nhưng suy nghĩ đã khác đi, cách sống ít nhiều đã thay đổi. Nếu chỉ dùng tâm trí để chung sống với cuộc đời này thì kỳ thực, ta bỏ lỡ quá nhiều điều đẹp đẽ trên thế gian này. Mỗi ngày bản thân bạn luôn được tái sinh, bạn không nên để mình bị mắc kẹt vào bất cứ chân lý hay quan niệm nào. Tự do phải do chính bạn làm chủ và nhờ vào tâm trí được tự do, cách bạn tận hưởng cuộc sống này cũng sẽ trở nên khác đi, hạnh phúc và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Trích dẫn hay từ sách

+ Nếu bạn muốn biết Thượng đế, chư Bụt và tất cả các vĩ nhân sống ở đâu thì tôi có thể chỉ cho bạn. Đây là địa chỉ: “Bây giờ và ở đây”. Có đủ thứ bạn muốn biết, kể cả mã bưu điện (zip code).

+ Chỉ khi có tự do người ta mới có hạnh phúc. Số lượng hạnh phúc bạn có tùy thuộc vào số lượng tự do mà bạn có trong tâm. Đây không phải là tự do chính trị. Tự do là sự vượt thoát khỏi những tiếc nuối, sợ hãi, lo âu và buồn phiền. “Đã về, đã tới, bây giờ, ở đây”.

+ Sự biểu hiện của một sự vật hay một con người không tùy thuộc vào một nhân duyên, mà tùy vào nhiều nhân duyên. Ý niệm cho rằng một nhân duyên gây ra kết quả là không đúng. Một điều kiện không bao giờ đủ để cho một sự vật biểu hiện.

+ Bụt dạy rằng khi ta bị kẹt vào một ý niệm và coi đó là chân lý thì ta sẽ mất cơ hội để thấy được chân lý. Dù chân lý tới tận nhà gõ cửa, bạn cũng sẽ từ chối vì không mở được cái tâm bạn ra. Vậy nên khi bạn vướng vào một ý niệm về sự thật hay có ý niệm về các điều kiện của hạnh phúc thì hãy cẩn thận.

3, Lời kết:

Cuốn sách “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” là một tác phẩm có giá trị về tinh thần rất đáng đọc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra những quan niệm và lời khuyên cảm động cho độc giả, giúp chúng ta hiểu về sự sống và lãnh đạo cuộc sống một cách đúng đắn.

Đầu tiên, cuốn sách “Không diệt không sinh đừng sợ hãi”khơi gợi sự quan tâm về quan niệm Phật giáo về cuộc sống. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giải thích rất rõ ràng và chi tiết về ý nghĩa của ba vị Phật, cho chúng ta hiểu về sự sống và đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về cách chúng ta có thể rèn luyện và giữ gìn tâm trí bình an trong mọi hoàn cảnh.

Ngoài ra, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chia sẻ về việc xây dựng một môi trường sống tốt đẹp, không chỉ cho chúng ta mà còn cho mọi người xung quanh. Các cách tiếp cận cực kỳ thực tế và hiệu quả, giúp tăng cường sức khỏe tinh thần và lối sống bền vững.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách cung cấp triết lý sống và những lời khuyên thực tiễn để giải quyết các khó khăn trong cuộc sống, “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” là một lựa chọn tuyệt vời. Cuốn sách này cung cấp một góc nhìn vượt qua giới hạn cuộc sống đầy stress và giúp chúng ta có thể tận hưởng mọi khoảnh khắc của cuộc đời.

Nhìn chung, cuốn sách “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” đáng đọc vì tinh thần cao đẹp, cho phép chúng ta cảm nhận rõ hơn về ý nghĩa cuộc sống và trân trọng những điều bình dị nhưng cực kỳ quan trọng. Tôi giới thiệu cuốn sách này đến các độc giả quan tâm đến triết lý sống và muốn tìm kiếm những cách tiếp cận thực tế để tìm thấy sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.

Tóm tắt bởi: Lô Thanh Trúc - Bookademy

Hình ảnh: Thanh Trúc

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ảnh bìa sách Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi

KHÔNG DIỆT KHÔNG SINH ĐỪNG SỢ HÃI

Tác giả : Thích Nhất Hạnh

Định dạng : Sách nói / Sách PDF

Số trang : 119

Lượt xem/nghe : 10829

Lượt đọc : 65152

Lượt tải : 13767

Lượt xem Review : 697

Kích thước : 749 KB

Tạo lúc : Thu, 02/12/2021 16:40

Cập nhật lúc : 21:59pm 11/04/2024


THỂ LOẠI

Mua Sách Giấy Close
qrcode

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi PDF của tác giả Thích Nhất Hạnh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Cám ơn sự hỗ trợ, động viên để duy trì và phát triển website. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTruyện Tranh


KHOA HỌC TÂM LINH:

Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng