Ảnh bìa sách Vô Ngã

VÔ NGÃ

Tác giả : Sayadaw U Silananda

Giọng đọc : Diệu Pháp Âm

NXB : Tôn Giáo

Định dạng : Sách nói

Lượt xem/nghe : 61

Thời lượng: 07:53:08

Tạo lúc : Sat, 29/10/2022 16:24

Cập nhật lúc : 21:43pm 20/01/2025


THỂ LOẠI Tôn Giáo - Tâm LinhKhai Tâm - Mở TríSách Nói

qrcode
Nhạc Chữa Lành Bình Luận
Mua Sách: Vô Ngã TiKi Lazada Shopee

Tử Vi Tuệ Minh

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mục lục sách nói:
00:00:00 
Vô Ngã - Phần Giới Thiệu
00:28:16 
Vô Ngã - Hiểu Biết Về Vô Ngã
00:58:09 
Vô Ngã - Hiểu Lầm Vô Ngã
01:23:30 
Vô Ngã - Kinh Nghiệm Trực Tiếp Về Vô Ngã
01:48:47 
Vô Ngã - Kinh Nghiệm Trực Tiếp Về Vô Ngã Tiếp Theo
02:08:20 
Vô Ngã - Luận Giải Kinh Trì Giới
02:34:08 
Vô Ngã - Luận Giải Kinh Trì Giới Tiếp Theo
02:56:24 
Vô Ngã - Vô Thường
03:29:23 
Vô Ngã - Khổ
04:07:42 
Vô Ngã - Tam Tướng Hay Ba Đặc Tính
04:40:00 
Vô Ngã - Nhập Lưu
05:09:09 
Vô Ngã - Những Phước Báu Và Thánh Sản
05:39:55 
Vô Ngã - Đạo Lộ Đến Niết Bàn
06:13:37 
Vô Ngã - Đạo Quả Cao Hơn
06:35:48 
Vô Ngã - Đạo Quả Cao Hơn Tiếp Theo
06:57:35 
Vô Ngã - Tầm Quan Trọng Của Chánh Niệm
07:22:41 
Vô Ngã - Những Hướng Dẫn Hàn Thiền Vipassana
Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Giáo lý vô-ngã được xem là cực kỳ khó hiểu. Người ta có thể suy xét hay suy tư về nó — song đó chỉ là một loại tri kiến có được do nghe hay do đọc. Người ta cũng có thể suy đi nghĩ lại về nó sâu sắc hơn trong trầm tư mặc tưởng. Song người ta chỉ có thể thực sự thể nhập vào nó trong lúc hành thiền Minh sát (Vipassanā) mà thôi.

Khi các hành giả (yogis: người hành thiền hay hành giả) thực hành, họ tự duy trì cái biết hay chánh niệm về mọi hiện tượng. Khi họ thấy một cái gì, chỉ có hai điều vào lúc ấy: tâm thấy và đối tượng được thấy; ngoài hai điều này ra, không có gì khác nữa. Đặc biệt hơn, thấy là một tiến trình tùy thuộc vào bốn yếu tố: con mắt, cảnh sắc, ánh sáng, và sự chú ý hay tác ý đến đối tượng. Nếu thiếu một trong bốn điều kiện này, cái thấy không xảy ra. Nếu người ta không có con mắt, không có atta (cái ngã) nào có thể làm cho họ thấy được. Chỉ khi mọi điều kiện được thỏa mãn tâm thấy hay nhãn thức mới phát sinh. Không có tác nhân nào như atta được xem là một phần của tiến trình này.

Cũng vậy, khi hành giả chú ý hay biết mình đang suy nghĩ trong lúc hành thiền, họ ghi nhận “suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ,” và trong trường hợp này họ chỉ thấy sự suy nghĩ (đối tượng) và tâm ghi nhận — họ không tìm thấy một cái ngã hay cái tôi nào trong đó. Họ cũng không thấy rằng “tôi đang suy nghĩ,” trừ phi họ thêm ý tưởng này như một ý nghĩ về sau. Thực sự họ chỉ thấy rằng (ngay lúc này) sự suy nghĩ đang xảy ra. Trong tiến trình này, người hành thiền có thể thấy tính chất vô thường của tâm và tư duy: một ý nghĩ đến, rồi đi; một ý nghĩ khác đến và đi, và điều này cứ tiếp tục như vậy. Mỗi khoảnh khắc một ý nghĩ mới đến, khởi lên và biến mất. Họ thấy một cách trực tiếp tính chất vô thường của ý nghĩ. Họ cũng có thể nhận thấy tính chất vô thường của sắc pháp (những gì thuộc vật chất), chẳng hạn như cái đau của thân, bằng cách ghi nhận sự xuất hiện và biến mất của cái đau nơi thân. Họ có thể nhận ra rằng mọi thứ đều bị bức bách bởi sự sanh và diệt, hay xuất hiện và biến mất. Sự bức bách của các hiện tượng do sanh và diệt này là đặc tính của khổ (dukkha).

Thật là không khôn ngoan, chúng ta ước muốn mọi vật phải thường hằng, ấy thế chúng ta lại nhận ra rằng mình không có năng lực gì để làm cho những vật vô thường ấy thành thường được; chúng ta nhận ra rằng chúng ta không có tư cách làm chủ hay không có thẩm quyền gì đối với mọi vật. Không có cốt lõi bên trong hay vô ngã có thể thấy trong bất kỳ hiện tượng được quan sát nào. Người hành thiền có thể khám phá bản chất vô ngã của các pháp này trong thiền Vipassanā, bởi vì nhờ Minh Sát họ dần dần đưa chánh niệm và định lên một mức độ cao hơn và rồi họ có được trí thể nhập vào bản chất thực sự của tâm và thân hay danh và sắc. (Kinh nghiệm trực tiếp về vô ngã)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vô Ngã PDF của tác giả Sayadaw U Silananda nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Vô Ngã TiKi Lazada Shopee
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTruyện Tranh


Tôn Giáo - Tâm Linh (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng