ẢNH HƯỞNG ĐẠO PHẬT TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
Tác giả : Dương Anh Sơn
Giọng đọc : Hướng Dương
NXB : Văn Hóa Thông Tin
Định dạng : Sách nói
Lượt xem/nghe : 291
Lượt tải AudioBook : 11
Thời lượng: 07:27:34
Tạo lúc : Sat, 29/10/2022 16:25
Cập nhật lúc : 20:27pm 07/10/2024
Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
TỦ SÁCH TINH HOA:
Bàn về triết lý của một tác phẩm văn học thường là chuyện khó. Nhất là khi tác phẩm đó thuộc loại truyện như truyện Kiều. Nếu như đó là những tiểu thuyết của xã hội có chủ đề cuốn Madame Bovary của G. Flaubert, hoặc cuốn La Nausée của J. P Sartre, hoặc cuốn Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu thì công việc sẽ tương đối đỡ khó khăn hơn. Đúng thề, chỉ so sánh hai cuốn truyện thời danh vào bậc nhất của Văn học VN, cuốn Kim Vân Kiều và cuốn Lục Vân Tiên, người ta đã thấy hai tác phẩm này rất khác nhau, đối với những ai muốn tìm hiểu triết lý của mỗi tác phẩm. Tuy hai tác phẩn cùng môt loại truyện, nhưng ngay nơi tiêu đề, nơi mấy dòng thơ đầu tiên của mỗi cuốn truyện, mỗi tác giả nêu rõ nội dung và mục tiêu tác phẩm của mình.
Cụ Tiên Điền đã khai bút bằng mấy câu:
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”
Còn cụ Đồ Chiểu lại mở đầu bằng những câu:
“Trước đèn xem chuyện Tây Minh
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le:
Hởi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước lành dè thân sau.
Trai thì trung hiếu làm đầu,
Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình”.
Cả hai đều khai thác hai chữ: Cụ Tiên Điền khia thác chữ Tài Mệnh, còn cụ Đồ Chiểu khai thác chữ Nhân tình. Cụ Tiên Điền muốn gửi vào truyện Kiều cuộc “bể dâu” mà cụ đã trải qua cùng với “những điều đau đớn” mà cụ đã trông thấy trong cuộc đời mình. Trái lại lời văn của Nguyễn Du trong truyện Kiều đầy rẫy những điển cổ và tuật ngữ chữ Hán, một người không có chút vốn Hán học sẽ không hiểu được. Ngay cả trong mấy vần thơ đầu của truyện Kiều người ta gặp phải thuật ngữ như “lạ gì bỉ sắc tư phong”, rồi trong suốt truyện Kiều người ta luôn gặp phải những thuật ngữ như “giải cấu, trần cấu”, ‘bố kinh” v.v.., những người không có chút Hán học sẽ không hiểu được tường tận.
Bây gờ về nội dung, chúng ta sẽ dễ thấy thứ triết lý hướng dẫn tư tưởng của cụ Đồ Chiểu. Đó là thứ triết lý bình dân: Ở hiền gặp lành. Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân. Cho nên cụ Đồ viết: “Gẫm cười hai chữ ân tình éo le” Tất cả cuốn Lục Vân Tiên là một chuỗi những chuyện đời éo le, nhưng vẫn kết thúc một cách may lành.
Còn truyện Kiều chỉ là một tiếng than dài, một tiếng than não nùng và thảm thiết, thương thay cho thân phận cô Kiều và những con người tài hoa mà gian nan suốt cuộc đời….
Chính vì cuốn truyện Kiều chỉ là một tiếng than dài như thế, cho nên việc tìm hiểu “ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân thanh” là chuyện khó.
GS Trần Thái Đỉnh
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ảnh Hưởng Đạo Phật Trong Đoạn Trường Tân Thanh PDF của tác giả Dương Anh Sơn nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |