CHUNG CƯ
Tác giả : Trần Văn Tuấn
Giọng đọc : Mc Hồng Nhung
Định dạng : Radio
Lượt xem/nghe : 357
Lượt tải AudioBook : 26
Thời lượng: 04:16:58
Tạo lúc : Mon, 01/04/2024 20:46
Cập nhật lúc : 16:41pm 02/05/2024
Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
TỦ SÁCH TINH HOA:
Con mèo hoang từ nơi nào đến đây, không ai biết. Nó đã mang đến đây nhiều chuyện vui, buồn. Nói đúng ra, những chuyện đó đã xảy ra ở cái chung cư cao tầng, kiến trúc, thiết kế theo kiểu khách sạn Mỹ vuông thành sắc cạnh, một cái hộp hình chữ nhật lớn chứa nhiều cái hộp nhỏ có 63 hộ ở này cùng lúc với sự xuất hiện của con mèo.
Đầu tiên là chuyện mất điện. Cả một thời gian dài, có đến gần 10 năm sau ngày giải phóng 30-4-1975 chuyện điện ở đây là điều vặt, nhưng cần để ý, gần như xài điện chùa. Sau đó, việc thu tiền điện được thực hiện khắt khe, người ta cũng không quan tâm lắm, vì tiền đóng chẳng là bao. Tới khi Sở điện qui định giá điện mới thì số tiền phải đóng cho từng nhà không còn là chuyện nhỏ nữa. Chung cư chỉ có một đồng hồ. Tiền điện bổ theo đầu người. Họp tổ dân phố chung cư đã nhất trí như vậy. Thực hiện gần 2 năm, không ai có ý kiến gì. Nhưng rồi, theo cơ chế thị trường, cư dân chung cư có sự xáo trộn, người đi, người đến, người bỗng nhiên giàu lên và, chị Chín Rơm đòi phải tính lại tiền điện, không đồng ý việc chia theo đầu người. Chị dõng dạc nói: "Người không thể dùng tay bốc điện mà ăn được. Xài điện nhiều hay ít là do đồ điện trong nhà. Nhà tôi nghèo, đâu có nhiều đồ điện cao cấp như máy giặt, máy lạnh như nhà khác. Chia điện theo đầu người là không công bằng, là dìm chết dân nghèo".
Chị Chín Rơm còn đưa ra những con số đồ điện trong từng hộ để chứng minh cho sự thật "nhiều hộ ít người nhưng xài điện nhiều". Chị còn nói đến những hộ làm nước đá lậu, sản xuất sữa chua, kem chuối... đã trốn thuế lại không phải đóng tiền điện. Chị tuyên bố đanh thép: "Đấy là tiêu cực! Đấy là bất công, "thằng còng làm cho thằng ngay ăn". Không tính lại, tôi không đóng".
Phản ứng của chị Chín Rơm được nhiều người ủng hộ. Nhưng cũng có không ít hộ bảo vệ cho phương án "chia điện theo đầu người". Họ bảo: "Nhà có nhiều đồ điện nhưng chưa chắc đã xài nhiều điện. Xài điện nhiều, ít là do người, các đồ điện không có chân, tay, tự động cắm vào ổ điện được". Dẫn đầu nhóm người bảo vệ phương thức "chia điện theo đầu người" là cô Đoan Trang, vợ mới cưới của ông cán bộ nhà máy in, ở căn hộ trên tầng 5. Cô Đoan Trang lớn lên từ góc chợ vỉa hè, từng chạy hàng bỏ mối cho các sạp "chạp phô", chạy áp phe, thu mua giấy vụn... nên miệng lưỡi nhanh nhẹn, bốp chát, ai cũng ngán. Thế là chị Chín Rơm và cô Đoan Trang đối đầu nhau, cuộc khẩu chiến ác liệt đã diễn ra ngay ở nhà giữ xe, tầng trệt. "Đành rằng là thế, đồ điện không có tay chân, nhưng sắm đồ về làm gì? Không nhẽ để thờ!". Chị Chín Rơm tuy là nhân viên gấp báo đóng xén ở nhà in nhưng do thường đọc báo, ít nhiều cũng tiếp thu được khẩu khí của giới phóng viên, nên cũng tỏ ra có lý luận sắc sảo.
"Không thờ nhưng cũng không dùng, hoặc chưa dùng, hay dùng rất ít. Như tivi, đầu máy video, có nhà mở suốt ngày đêm, lại thêm cả cải lương cát-xét nữa, nhưng cũng có nhà chỉ mở có một giờ trong ngày. Người ta xem những thứ nghệ thuật, có chọn lọc chứ đâu xem triền miên hổ lốn thứ hàng sến, hàng dỏm".
Chị Chín Rơm biết cô Đoan Trang cạnh khóe xỏ xiên mình, cười nhạt bảo: "Đầu máy cũng không tốn điện bằng bàn ủi. Người ta là ca sĩ mà chỉ ủi quần áo có một lần trong ngày, có người là thứ nhân viên đánh máy quèn lại ủi tới 3 lần, diêm dúa lố lăng như gái nhà hàng, nom dơ lắm...
Cô Đoan Trang nóng mặt, xô xe, chống nạnh, cong cớn, và ngôn ngữ hàng chợ xổ ra: "Này, tôi nói cho chị hay, người ta mặc gì thì kệ người ta. Chồng người ta mua quần áo về cho người ta mặc. Người ta mặc để chồng người ta vui, hà cớ gì chị chõ mồm vô".
Chị Chín Rơm sôi tiết, con lưu manh đầu đường xó chợ, một bước lên bà này dám xỉa xói chị về chuyện chồng con - một nỗ đau nhức nhối của chị hơn 10 năm nay. Chị rít lên:
- Chuyện chồng con các người già trẻ, xấu tốt thế nào đây không thèm nói. Đây chỉ nói về chuyện xài điện. Đừng có giở thói đầu đường xó chợ ra đây. Đây không ngán sợ thằng nào con nào hết!
Tình hình căng thẳng, có khả năng chiến tranh nắm tóc cào nhau xảy ra, nên ông trung tá pháo binh nghỉ hưu làm thường trực, giữ xe phải ra tay can thiệp. Ông có cái còi từ thời xa xưa, huấn luyện tân binh, lúc nào cũng đeo tòn ten trước ngực. Cái còi ấy giúp ông nhiều việc lắm. Có lần, nhờ có chiếc còi, ông bắt được một tên trộm móc túi ở bến xe. Tên trộm chạy, ông thổi còi "toét" một cái. Tên trộm hãi quá, tưởng công an rượt theo, đứng lại, giơ tay xin hàng...
Ông thường trực nhảy vô giữa hai người đàn bà hầm hầm sát khí, thổi còi "toe" một cái, hai tay dang thẳng giống như trọng tài trên sân bóng đá thổi phạt hai cầu thủ chơi xấu nhau.
Hai người dắt xe đi, hấm hứ, lườm nguýt nhau. Chung cư chia làm hai phe, xỏ xiên, công kích nhau. Phe chống đối việc thu tiền điện phân bổ theo đầu người nhất định không đóng tiền điện nữa. Ban quản lý dọa mấy cũng không được, đành chịu thua, thây kệ sự đời... Ba tháng không đóng tiền điện, Sở điện đến cắt điện, chung cư không có điện, tối đến các nhà như hang, động le lói ánh đèn dầu.
Ngay đêm cắt điện, một biến cố hãi hùng đã xảy ra. Khoảng 10 giờ đêm, cả tầng 2 và 4 náo loạn vì tiếng kêu cứu của chị Chín Rơm: "Bớ người ta, cứu tôi"... lúc đó, hầu hết mọi người đều chưa ngủ, nên nhanh chóng ùa ra, cấp cứu kịp thời. Với nhiều ngọn đèn dầu hôi xúm lại, đủ thấy rõ sự khiếp đảm của chị Chín Rơm. Chị ngã ngồi, dựa lưng vô tường, tay thu lên ngực giữ chặt khuy áo, hai chân khóa chặt lại, co quắp như thể đang chống lại một sự cưỡng hiếp...
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chung Cư PDF của tác giả Trần Văn Tuấn nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |