CHUYỆN GIẢI BUỒN - QUYỂN 2
Tác giả : Paulus Của
Định dạng : Sách PDF
Số trang : 82
Lượt xem/nghe : 1191
Lượt đọc : 301
Lượt tải : 200
Kích thước : 433 KB
Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 15:39
Cập nhật lúc : 11:35am 18/09/2023
Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
TỦ SÁCH TINH HOA:
Chùa Thiện-tân có chim séo làm ổ trên chỉ vỉ, tiếng tục kêu là thu kì; trên ván bửng có một con rắng lớn, mỗi khi chim vừa đủ lông ra ràng, thì bò ra nuốt hết; chim mẹ buồn kêu ít ngày rồi bay đi mất. Ai nấy không dè nó trở lại nữa, té ra năm thứ ba nó lại tới mà làm ổ như trước. Con nó vừa lớn lên, nó liền bay đi, ba bữa mới trở về, vào ổ kêu còn mà cho ăn. Con rắn lớn ấy cứ việc bò ra, vừa động ổ, hai con séo thất kinh kêu la thảm thiết, bay bổng lên trên mây xanh. Một hồi nghe tiếng ào ào, trời đất tối tăm, ai nấy sợ hãi, ra coi thì thấy một con chim lớn, kiến sè che mất mặt trời, ở đâu trên không ùn ùn liện xuống như dòng, đánh một bấu con rắn đứt đầu, phá gia thu tan nát rồi chớp kiến bay đi, hai con séo bay theo sau đường như làm lễ đưa. Phá ổ rồi, hai con séo con té xuống, một con sống một con chết, thầy chùa bắt con sống để nuôi trên lầu chuông; giây lâu hai con séo lớn trở về cho ăn như cũ, đến khi con nó bay được, liền đem nhau đi mất.
Sách dị sử bàn rằng: năm sau còn tới là chẳng dè có họa nữa; năm thứ ba cứ việc làm ổ chỗ cũ, thì kế báo thù đã sắp rồi; ba ngày không trở về, thì chắc là đi khóc bên Tần đình.[8] Chim lớn ấy thì là tiên gươm, thình lình bay tới, đánh một cái rồi lại bay đi, diệu thủ không không (tay phép không không) có gì hơn nữa.***
Huỳnh Tịnh Của hay Huình Tịnh Của (1830-1908) hay còn gọi là Paulus Của ("Paulus" ở đây đọc là "Phao-lô"), hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là một nhà văn hóa học và ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ.
Thời trẻ, Huỳnh Tịnh Của đi du học tại một trường công giáo ở Penang, Malaysia. Sớm tiếp thu tư duy nghiên cứu khoa học phương Tây, ông tinh thông cả tiếng Hán và tiếng Pháp. Năm 1861, Huỳnh Tịnh Của được bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn lưu tâm giành nhiều thời gian nghiên cứu chữ quốc ngữ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn.
Mặc dù tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn, tuyệt đại đa số các tác phẩm của ông được viết bằng chữ quốc ngữ, vào thời bấy giờ vẫn chưa được coi trọng và bị đánh giá thấp hơn so với chữ Hán hay chữ Pháp. Huỳnh Tịnh Của từng đề nghị dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán và gửi một bản điều trần cho vua Tự Đức, yêu cầu cho xuất bản báo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng, nhưng không được chấp nhận.
Tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa phương Tây, Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ một quan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật phương Tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hóa phương Đông cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập.
Ông là một trong số ít người "Tây học" đầu tiên trước tác bằng chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật phương Tây, nhưng vẫn không quên phổ biến văn hóa phương Đông cổ truyền. Sau và cùng với Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là người có công xây đắp rất nhiều cho nền văn chương quốc ngữ trong những bước đầu, nhất là ở Nam Kỳ.
Ông mất năm Đinh Mùi (1907), thọ 73 tuổi, an táng tại Bà Rịa.
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Giải Buồn - Quyển 2 PDF của tác giả Paulus Của nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |