Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
TỦ SÁCH TINH HOA:
Trên văn đàn, cái tên Hồ Sỹ Hậu còn khá mới mẻ, tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết “Dòng sông máu lửa” mới ra mắt của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong bạn đọc.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu nguyên là Cục trưởng Kinh tế Bộ Quốc phòng. Trong chiến tranh chống Mỹ, ông từng là kỹ sư thiết kế, thi công đướng ống xăng dầu Trường Sơn. Chính vì thế, cuốn tiểu thuyết “Dòng sông mang lửa” không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là ký ức, là tâm sự, là những sử liệu của chính tác giả.
Với độ dày hơn 600 trang, “Dòng sông mang lửa” như một thử thách lòng kiên nhẫn của bạn đọc trong thời buổi kỹ thuật số phát triển. Nhưng, như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói, nếu đã kiên nhẫn đọc hết rồi, thì độc giả sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Là một người lính, một kỹ sư, tác giả Hồ Sỹ Hậu cho biết nguyên nhân chính khiến ông đặt bút viết tiểu thuyết này là mong muốn kể lại câu chuyện của mình và đồng đội không phải bằng những cứ liệu khô khan, mà bằng một tác phẩm văn học dễ tiếp nhận.
Ông kể: “Năm 1968, chúng tôi gồm 18 sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp và được đặc cách ra trường sớm, bí mật nhập ngũ để tham gia xây dựng đường ống dẫn xăng dầu vào Nam. Lúc đó nhận được một cuốn sách mang tên “Xa Matxcơva” nói về các thanh niên Nga xây dựng đường ống dẫn dầu trong chiến tranh, chúng tôi nói với nhau: Không biết sau này có ai viết nổi một cuốn sách về chính chúng ta không? Tôi đã đặt bút viết cuốn “Bộ đội đường ống Trường Sơn”, nhưng đó là những cứ liệu, nhân chứng, là cuốn sách sử khô cứng. Tôi muốn viết một cuốn sách dễ tiếp nhận hơn, như một món nợ tôi phải trả với đồng đội”.
Lấy đề tài chiến tranh, “Dòng sông mang lửa” là một tiểu thuyết chân thực về sự hy sinh xương máu của người lính nơi trận chiến. Toàn bộ quá trình đặt nền móng đầu tiên xây dựng đường ống dẫn xăng dầu, xuyên lửa đạn Trường Sơn và dẫn dầu vào chiến trường được miêu tả sinh động qua từng trang viết. Mạch chính của tiểu thuyết chính là những gian truân, hy sinh của người lính, mà “mỗi phuy xăng qua trọng điểm Trà Ang phải đổi một mạng người”, hay sự anh dũng của người lính khi cõng xăng vượt qua trận địa bom từ... Không chỉ có vậy, những nhân vật may mắn bước ra khỏi chiến tranh lại mang theo bao thương tích, chất độc da cam… Họ còn phải đối mặt với những bi kịch của cuộc sống do chiến tranh gây ra, như việc sau 5 năm tham chiến không có tin tức, khi trở về thì vợ đã có con với bố đẻ… Những sự kiện có thật trong dòng chảy lịch sử hòa quyện với đời sống, tâm lý của các lớp nhân vật khiến người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về chính cuộc chiến tranh, về cả những được - mất của chiến thắng.
Chính tác giả Hồ Sỹ Hậu cho biết các tình tiết trong tiểu thuyết hầu như là những chuyện có thật từng xảy ra, chứ ông không bịa ra sự khốc liệt của chiến tranh. Nhóm nhân vật 18 kỹ sư trong sách cũng phần nhiều mang hình bóng của 18 sinh viên của tác giả. Chính vì thế, nhiều bạn đọc sẽ băn khoăn không biết đây là cuốn tiểu thuyết văn học, tiểu thuyết lịch sử hay là một cuốn tiểu thuyết tư liệu. Dù là gì đi nữa thì đây vẫn là một cuốn tiểu thuyết đầy ắp tính nhân văn. Nơi mà người đọc có thể tìm thấy sự quả cảm, trí óc, những mất mát mà chiến tranh gây ra.
Và trên hết, nếu “Dòng sông mang lửa” không được xuất bản, có lẽ chẳng mấy ai biết tới những người lính xây dựng, bảo vệ và vận chuyển xăng dầu. Nếu như đường Hồ Chí Minh là một huyền thoại, đườnống dẫn dầu là huyền thoại trong huyền thoại, thì cuốn tiểu thuyết “Dòng sông mang lửa” đã kể lại câu chuyện về những con người làm nên huyền thoại ấy.***
Ba người chưa ăn hết nắm cơm thì một loạt bom mới lại bắt đầu nổ. Nơi đây rất gần trọng điểm nên mọi người phải xuống hầm. Tiếng máy bay gầm rít, những loạt bom phá, bom bi, rốc két nối nhau. Ngồi trong hầm đã cảm thấy chói tai và cảm nhận được mặt đất rung chuyển. Khoảng mười lăm phút thì trận oanh tạc chấm dứt. Thành đưa bi đông nước mời hai người uống rồi thong thả:
- Chừng vài chục phút yên tĩnh nữa là đi được. Chúng ta sẽ có khoảng gần hai tiếng tạm yên tâm để đi qua trọng điểm. Bắt đầu từ đây, phải rất chú ý nghe ngóng động tĩnh từ trên không, nhưng điều trước hết, phải thận trọng quan sát mặt đường xem sáng nay chúng nó có rải bom lá, bom tai hồng, hay bom vướng nổ không. Nếu có thì phải trở về, chờ công binh dọn dẹp đã.
Thục khâm phục sự dày dạn của Thành. Anh ta nói chuyện đạn bom như ngồi đánh cờ. Người ở hậu phương nghe đến bom đạn ở đất lửa Quảng Bình thì luôn cảm thấy căng thẳng. Vậy mà ở đây, con người lại bình tĩnh lạ. Bất giác anh nhớ đến một câu thơ của Phạm Tiến Duật: Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ.
Nhô ra khỏi đám cây xanh cuối cùng trên triền núi, Thục quan sát được toàn cảnh trọng điểm 468. Đã qua một số trọng điểm, nhưng toàn đi ban đêm nên Thục không hình dung hết. Đã tưởng tượng, mà anh không khỏi ngỡ ngàng. Không biết các thế hệ sau có thể hiểu hết những nơi gọi là trọng điểm giao thông thời chống Mỹ như thế này không. Gọi là trọng điểm 468 vì cây số 468 là trung tâm trọng điểm. Trọng điểm dài tới hơn ba cây số. Đoạn tuyến đi qua cây số 468 một bên là núi cao, sườn dốc nên ta luy đường rất cao và dễ sạt lở, một bên là vực sâu. Nếu xe ra đến giữa đường mà đường tắc thì chỉ có cách đứng im làm mồi cho máy bay địch. Qua cây số 468 một đoạn, là ngã ba khe Ve. Nơi đây một hướng là đường 15 đi tiếp vào Nam, một hướng rẽ phải theo đường 12 lên đèo Mụ Giạ, biên giới Việt Lào, vào tuyến 559. Ngã ba đường ấy cũng nằm giữa triền núi hiểm trở, lại phải qua một con suối lớn nên nó trở thành hiểm địa, nơi máy bay địch tập trung ngăn chặn. Ngày nối ngày, máy bay địch dùng đủ mọi thủ đoạn đánh phá: Rải thảm, tọa độ, bổ nhào theo đợt, tập kích bất ngờ. Bom đạn cũng đủ kiểu: Bom phá phá nát từng đoạn đường, cầu. Nếu bom rơi lên ta luy thì mỗi trái bom có thể hất hàng trăm mét khối đất đá xuống mặt đường. Bom từ trường sẵn sàng kích nổ khi có phương tiện sắt thép đi qua. Bom nổ chậm rình rập, có thể nổ bất cứ lúc nào. Bom cháy để đốt rừng, đốt xe. Bom bi để sát thương những người trên mặt đất. Bom lá, bom tai hồng rải khắp trọng điểm, ai không may dẫm phải thì cụt chân. Rồi bom vướng nổ. Thứ bom tai ác này có khi làm tê liệt trọng điểm mấy ngày liền vì phá chúng phải rất thận trọng. Những sợi dây chết chóc mong manh như tóc lẫn trong cành khô, cát bụi khiến cho các chiến sĩ công binh phá gỡ cũng khó tránh được thương vong, rồi rốc két, đạn hai mươi ly... Hàng chục thứ bom đạn ấy nối nhau cày nát trọng điểm khiến cho suốt đoạn đường hơn ba cây số, chiều rộng ngót một cây số không còn sinh vật nào tồn tại. Những thân cây rừng đại ngàn qua hàng trăm trận bom đã bị băm vụn thành dăm. Trên trọng điểm, có khi vẫn còn vài cây lớn. Chúng đã chết, mảnh bom găm đầy mình, nhưng đứng trơ trơ vươn những cành khô đã bị chặt cụt lên trời lầm lỳ chịu đựng. Đất đá trọng điểm ngày nào cũng bị đào xuống, hất lên, bị nghiền nát, nung cháy, đã chuyển sang một màu đen xám. Một nơi như vậy thì khó có thể xe nào qua lọt. Vậy mà về mùa khô, đường bị đánh tắc, lại nhanh chóng thông xe. Đi trên trọng điểm, Thục mới hiểu hết thế nào là sức sống của người Việt Nam.
Đang là mùa mưa nên trọng điểm lầy lội. Thành đi đầu, với kinh nghiệm dày dạn, anh quan sát rất thận trọng, và nói hai từ gọn lỏn: "Đi được!". Ba người đi lựa theo địa hình, nhưng nhiều chỗ bùn vẫn ngập đến đầu gối. Thành nhắc mọi người phải luôn quan sát những chiếc hầm trú ẩn dọc đường phòng khi bị đánh bất ngờ. Cứ vài chục mét lại có một chiếc hầm như vậy. Hầm không thật kiên cố, nhưng vô cùng quan trọng cho các chiến sĩ công binh, thanh niên xung phong làm việc trên trọng điểm, cũng như cho cánh lái xe khi không may xe kẹt giữa làn bom. Thục bỗng cảm thấy gai người khi đọc những khẩu hiệu viết trên những mảnh hòm bộc phá cắm dọc trọng điểm: "Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm", "Máu ta ta quý hơn vàng, nhưng vì Tổ quốc sẵn sàng hiến dâng"...
Sau hơn một giờ đồng hồ thì họ đi hết đoạn ác liệt nhất của trọng điểm. Tách khỏi đường ô tô vài trăm mét, họ đi qua mấy ngôi mộ mới. Thành dừng lại, bẻ nhành lá rừng thay hoa đặt lên từng ngôi mộ. Thục và Vĩnh lẳng lặng làm theo. Thục đọc những tấm bia bằng gỗ cắm trên mộ. Họ đều mười tám, mười chín tuổi. Sau phút mặc niệm, Thành giải thích:
- Mấy cậu này hy sinh hai hôm trước. Họ bị bom bi khi đang làm việc trên mặt đường. Lính mới vào, còn trẻ lắm.
Về gần đến hang QH, ba người đều cảm thấy có gì bất ổn. Đất đá rơi kín lối đi. Chỉ đi thêm đoạn ngắn là thấy ngay mấy hố bom lớn trước cửa hang. Bom đã xé toang tán rừng săng lẻ. Những cây săng lẻ bị phạt ngang tướp táp. Vĩnh thảng thốt: "Trời ơi, anh em có sao không đây?". Anh nhảy qua những hòn đá chắn ngang, chui qua những thân cây đổ, lao vào hang. Từ trong hang có tiếng reo: "Anh Vĩnh về rồi". Chính trị viên lao ra, ôm lấy Vĩnh:
- Chúng nó đánh hai loạt tọa độ. Bọn mình cứ sợ các ông bị dính. Thế này là yên tâm rồi.
Vĩnh hỏi:
- Anh em mình có sao không? mùa mưa nên mật độ đánh phá của địch theo thời gian không dày đặc như trong mùa khô. Theo quy luật, trong mỗi ngày đều có khoảng lặng đủ thời gian để bộ đội đi bộ vượt qua trọng điểm. Hai là trọng điểm tuy bị cày xới xe không đi được, nhưng có thể sửa đường cho người đi. Ba là xăng chuyển đi nhất thiết phải được chứa trong thùng kín. Ta có phuy một trăm lít, bốn người có thể khiêng được. Nếu thiếu phuy thì đội của đồng chí Vĩnh có thể hàn thêm.
Cuộc họp bắt đầu nóng lên khi một người đứng lên chất vấn:
- Quy luật là một cái gì rất mong manh. Ta hãy tưởng tưởng cả đoàn quân đang đi trên trọng điểm mà địch bất ngờ ném bom tọa độ thì thương vong sẽ làm sao lường hết được?
Mỗi người tham gia một ý. Cuộc họp gần như bế tắc. Binh trạm trưởng hướng về phía Thục:
- Ý đồng chí Phái viên Tổng cục thế nào?
- Báo cáo Binh trạm trưởng - Thục liếc sang phía Thành và Vĩnh rồi tiếp - Chúng tôi đã đi thị sát thực địa và nhận thấy với các dụng cụ chứa hiện có, chúng ta không thể dùng sức người vượt đèo theo đường tránh, bởi vậy mới tính việc đi qua trọng điểm. Hiện nay xăng là mặt hàng sống còn cho tuyến trước và Đoàn 559. Nếu không dùng biện pháp kiệu xăng qua trọng điểm thì phải có cách khác. Tôi xin truyền đạt lại ý của Chủ nhiệm Tổng cục: Bằng mọi giá phải chuyển được xăng cho 559.
Binh trạm trưởng đăm chiêu nhìn tấm bản đồ tuyến vận chuyển. Ông gõ gõ bút xuống mặt bàn rồi hỏi:
- Phải đưa xăng vượt qua 468. Ai có cách gì hay hơn thì đề xuất.
Một cánh tay giơ lên:
- Chúng ta không có can nhỏ thì dùng ni lông lót trong ba lô cho bộ đội gùi qua núi?
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dòng Sông Mang Lửa PDF của tác giả Hồ Sĩ Hậu nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |
-
Tôi muốn mua bản cứng quyển sách dòng sông mang lửa của tác giả hồ sỹ hậu. Xin hỏi địa chỉ để mua sách ạ. Xin cảm ơn
-
tôi đã tìm khắp trên các nền tảng thương mại điện tử mà k thấy bán sách này. thật buồn quá! trong khi các sách viết nhăng cuội thì nhan nhản,... có thể do ít người đọc, ít dc chú ý nên các đầu sách quý như thế này bị lãng quên. Một cảm xúc thật khó tả, buồn thay....
-
Mình có tìm trên mạng nhưng không thấy bên nào bán cuốn sách này. Bạn đọc tạm sách điện tử nhé
-
Tôi muốn mua quyển sách dòng sông mang lửa của tác giả hồ sỹ hậu. Xin hỏi địa chỉ để mua sách ạ. Xin cảm ơn