Ảnh bìa sách Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1

LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM - TẬP 1

Tác giả : Hồ Hữu Tường

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 42

Lượt xem/nghe : 1098

Lượt đọc : 277

Lượt tải : 175

Kích thước : 228 KB

Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 15:46

Cập nhật lúc : 14:58pm 28/09/2023


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Đây là một tập sách nhỏ mở mào bộ Lịch Sử Văn Chương Việt Nam để cho học sinh bực trung học dùng. Trong cả bộ nầy, chúng tôi chọn những điều trọng yếu mà trình bày một cách gọn gãy, với những lời dễ dàng, cho vừa với sức hiểu của học trò độ mười lăm đến mười tám tuổi. Nhưng bao giờ, cái mục đích chánh của nền trung học - ấy là rèn luyện óc phê phán và suy luận hơn là tích súc quá nhiều thành « nhồi sọ » - mục đích ấy vẫn được theo dõi. Vì vậy mà chúng tôi luôn luôn cố gắng làm cho bật nổi cái lý của mỗi việc và những tương quan của các việc. Các học sinh, khi đã làm quen với phương pháp ấy, sẽ hiểu văn chương Việt Nam hơn. Rồi thấy chỗ nào kém, sót thì lo bồi bổ, thấy nơi nào là nơi phong phú thì lo làm cho thạnh mậu nữa, các bạn trẻ sẽ mỗi người một ít nhiều mà gom góp vật liệu cho những tay thợ xây thêm mãi tòa cung điện là văn chương Việt Nam được càng ngày càng nguy nga, tráng lệ.

Tuy bản ý của người viết là dành sách nầy cho học sinh trung học, nhưng nội dung của nó lại không dựa theo một « chương trình trung học » nào cả. Điều ấy, xin mách trước với độc giả, để tránh những chờ đợi vô ích. Độc giả sẽ không thấy chúng tôi bàn đến những tác giả viết ròng bằng chữ Hán, hoặc luận về những tác phẩm bằng chữ Hán của những tác giả được nhắc kể vào trong sách nầy. Đã chọn một quan điểm hẹp hòi như nậy, tức là chúng tôi bác hẳn cái quan điểm của các « chương trình », và cũng là quan điểm của những bộ « văn học sử » đang lưu hành. Bởi vì ghép cái tác phẩm bằng chữ Hán, dầu do người Việt viết ra, vào « văn chương Việt Nam », là một việc vô lý.

Lấy cái lẽ rằng « Việt Nam văn học sử » là lịch sử văn học của người Việt Nam, và vì vậy mà cần phải khảo cứu tất cả những tác phẩm của người Việt, dầu là trước tác bằng tiếng Việt, dầu là viết bằng chữ Hán, thì luận điệu ấy không vững chút nào. Trong những đời Đinh, Lê, Lý, Trần, ở xứ ta, ảnh hưởng của Phật giáo thật là mạnh mẽ hơn ảnh hưởng của Nho giáo. Những giáo tài thuộc về trước đời nhà Hồ đã bị tiêu hủy, nên không có gì làm bằng cớ; nhưng có ai lại dám quả quyết rằng lúc ấy, ở xứ ta không có nhà tăng nào mà Phật học uyên thâm, phạn ngữ uẩn súc và đã trước tác ít nhiều bằng tiếng phạn? Và nếu có như thế, thì những người làm « văn học sử » sao lại không sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng phạn của những người Việt mà ghép thêm vào? Lại lịch sử đã nhắc rằng, khi nhà Trần lên ngôi, họ nhà Lý nhiều người không phục, trốn sang nước Triều Tiên và về sau, trong dòng dõi họ, có lắm người lập nên công nghiệp hiển hách ở xứ ấy. Thì sao chẳng sưu tầm những tác phẩm bằng tiếng Triều Tiên mà góp vào? Còn như khi quân Minh kéo sang diệt nhà Hồ, thì vua nhà Minh có ra lịnh thu thập tất cả sách vở và bắt cả nhân tài về nước. Trong bọn « tù binh » nầy, hay con cháu họ, há chẳng có kẻ viết được sách hay? Cũng thời là chữ Hán, sao không nhặt mà nghiên cứu một thể? Hơn nữa, gần đây, kể ra cũng chẳng thiếu chi những người Việt Nam trước tác bằng tiếng Pháp, và khởi đầu sáng tác bằng tiếng Anh. Nếu hiểu rằng « Việt Nam văn học sử » cần phải trình bày tất cả tác phẩm của người Việt, chẳng luận viết bằng tiếng gì, thì sao lại loại những tác phẩm tiếng phạn, tiếng Pháp, tiếng Anh… ra ngoài?

Cho hay, văn chương của một dân tộc tất phải biểu diễn bằng tiếng nói của dân tộc ấy. Mà tiếng Việt không phải là một phương ngữ của tiếng Tàu - điều mà chúng ta sẽ thấy rõ trong tập mở mào của sách nầy, - nên chúng tôi phải loại những tác phẩm viết bằng ngoại ngữ ra ngoài đối tượng, và dành để đó cho những ai nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Chúng tôi cũng ước mong rằng sau nầy các « chương trình » sẽ chọn một quan điểm giống như vậy. Vì làm như thế, chỉ là chữa một cái lầm mà thôi.

Những người không còn bận chi về thi cử cũng có lợi mà đọc bộ sách nầy, vì nó chẳng những trình bày cái quá khứ trong văn chương, lại còn lắm nơi nêu giả thuyết, đặt vấn đề cho mọi người cùng xét. Ở xứ người, một học phái, một tác giả, một tác phẩm, lắm khi một tiểu tiết trong một tác phẩm, đã làm đề cho những luận án hẳn hoi, và mỗi luận án nầy lắm khi là công trình của hàng chục năm nghiên cứu. Rồi « văn học sử » mới là cái kết cấu của tất cả những luận án chính xác ấy. Ở xứ ta, ngoài bộ Đoạn trường tân thanh, thì chưa có tác phẩm nào được xét kỹ lưỡng như thế. Dĩ nhiên là bộ sách nầy phản chiếu cái tình trạng thô sơ chung. Nhưng độc giả thấy rằng đáng lẽ có quyết đoán mà chúng tôi chỉ có thể nêu giả thuyết, hoặc đặt vấn đề, hoặc không đem bằng cớ, ắt sẽ suy nghĩ mà nghiên cứu thêm, hầu trình bày những vấn đề có giá trị.

Tìm mua: Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1

Có vậy thì những nhà viết văn học sử sau nầy mới có thể tập đại thành các công phu nghiên cứu nọ mà làm những bộ lịch sử văn chương Việt Nam hoàn bị. Ấy là điều mong mỏi hơn hết của chúng tôi. Bởi mong mỏi như vậy mới bạo gan viết bộ sách nầy, mặc dầu xét mình chưa có đủ tư cách để làm một công việc mà ai cũng công nhận là rất khó. Nếu những quyển con nầy khêu gợi cho những bộ sách giá trị hơn ra đời được, thì tác giả lấy làm mãn nguyện vậy.

Khởi viết ngày 10-X-1949.

***

Chính trị gia, ký giả Hồ Hữu Tường sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Năm 1962, ông sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nộp luận san thi cao học ngành Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp, ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu... và ra nhập Đệ tứ Quốc tế. Ông mất năm 1980 tại Sài Gòn. Giáo sư sử học Đại học Havard Hồ Tài Huệ Tâm là con gái ông.

Năm 1926, sau khi bị đuổi khỏi trường Trung học Cần Thơ do tham gia viết bài ủng hộ nhà ái quốc Phan Bội Châu, ông Hồ Hữu Tường sang Pháp thi đỗ tú tài và xin học Toán tại Đại học Marseille. Trong thời gian du học tại Pháp, ông quen biết và cộng tác với các nhà cách mạng người Việt như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh…

Năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940, Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Năm 1944, ông được trả tự do.

Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc. Tháng 8/1945, ông cùng với các nhà trí thức Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển cùng ký tên vào bức điện gửi cho Hoàng đế Bảo Đại yêu cầu thoái vị. Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp. Sau đó, ông tham gia soạn chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho Bộ Giáo dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1 PDF của tác giả Hồ Hữu Tường nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Lịch Sử Văn Chương Việt Nam - Tập 1
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTruyện Tranh


KHOA HỌC TÂM LINH:

Văn Học - Nghệ Thuật (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng