Ảnh bìa sách Sử Trung Quốc

SỬ TRUNG QUỐC

Tác giả : Nguyễn Hiến Lê

Định dạng : Sách PDF

Số trang : 598

Lượt xem/nghe : 2616

Lượt đọc : 1017

Lượt tải : 670

Kích thước : 2.39 MB

Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 16:03

Cập nhật lúc : 11:26am 21/09/2023


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Sử Trung Quốc

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Nguyễn Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1912 tại Hà Nội (giấy khai sinh ghi ngày 8-4-1912), quê làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây).

Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, thân phụ, bác ruột tham gia phong trào Duy tân ở Trường Đông Kinh nghĩa thục, người bị mất tích ở nước ngoài, người bị thực dân truy nã, người lẻn vào Sài Gòn rồi ẩn mình ở Đồng Tháp Mười. Từ đó, bác Ba ông sống lập nghiệp luôn ở miền Tây Nam Việt.

Thuở nhỏ, Nguyễn Hiến Lê học ở trường tiểu học Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao đẳng Công Chánh (Hà Nội). Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, kể từ đó ông công tác và định cư luôn ở miền Nam cho đến ngày qua đời.

Năm 1935 bắt đầu viết du kí, kí sự, tiểu luận, dịch tác phẩm văn chương, đến năm 1945 có đến hàng chục tác phẩm, nhưng đã thất lạc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Vì ông từng làm nhân viên Sở Công Chánh thuộc ngành Thuỷ lợi (Hydraulique) thường được đi các tỉnh miền Hậu Giang, Tiền Giang nên biết tường tận về đất đai và con người ở các địa phương thuộc khu vực này. Sau ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945) ông bỏ đời sống công chức, tản cư về Đồng Tháp, Long Xuyên, đi dạy học. Năm 1952 thôi dạy, lên Sài Gòn sinh sống bằng ngòi bút và chuyên tâm vào công tác văn hoá.

Tác phẩm đầu tay của ông là cuốn du kí khoa học có tên: Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, sách tuy mỏng mà tác giả bỏ ra nhiều công sức. Nguyên sách được viết nhân một chuyến về Hà Nội thi lấy bằng kĩ sư do đề nghị của bạn học hiện là Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Thanh Nghị (Vũ Đình Hoè). Tác phẩm viết xong, nhưng gởi ra Hà Nội không được (vì chiến tranh), bản thảo bị mất trong Đồng Tháp Mười, năm 1954 ông viết lại, xuất bản trong năm đó và được tái bản nhiều lần. Từ đó, hàng năm ông có đôi ba tác phẩm ra mắt công chúng độc giả.

Tìm mua: Sử Trung Quốc

Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê đề cập đến nhiều lĩnh vực, mà ở lĩnh vực nào cũng có căn cứ khoa học, am tường cặn kẽ về các đối tượng, sâu sắc về các vấn đề được nhắc tới mà không thiếu tính nghệ thuật.

Tác phẩm của ông bao gồm nhiều chủ đề, như:

Ngôn ngữ học

Gương danh nhân

Tự luyện đức trí

Giáo dục

Cảo luận

Du kí

Dịch thuật

Triết học: Gồm Đại cương triết học Trung Quốc (2 cuốn - 1996), Nho giáo một triết lí chính trị (1958), Liệt tử và Dương tử (1972), Một lương tâm nổi loạn (1970), Bertrand Russell (1971), Mạnh tử (1974)…

Văn học: Gồm một số tác phẩm đặc sắc và công phu như: Hương sắc trong vườn văn (2 cuốn, 1962), Luyện văn (3 cuốn, 1953), Tô Đông Pha (1970), Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 cuốn, 1955), Văn học Trung Quốc hiện đại (2 cuốn, 1968)… giới thiệu được những tinh hoa của văn học nói chung và văn chương Việt Nam, Trung Hoa nói riêng.

Sử học: Gồm một số tác phẩm về lịch sử và văn minh thế giới như: Lịch sử thế giới (4 cuốn, 1955), Bài học Israël (1968), Bán đảo Ả Rập (1969), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Lịch sử văn minh Ấn Độ (1974), Bài học của lịch sử (1972), Nguồn gốc văn minh (1971), Lịch sử văn minh Ả Rập (1969), Sử kí Tư Mã Thiên (1970), và bộ sử này (Sử Trung Quốc 3 cuốn) là những cái nhìn xuyên suốt về lịch sử văn minh và sử thế giới.

Sử Trung Quốc là một “tập đại thành” của tác giả về toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại (1982). Đây là tác phẩm lớn và tương đối đầy đủ nhất trong chương trình của ông về “Trung Hoa học”.

Trong thư tịch Việt Nam, trước thế chiến chúng ta đã có Trung Hoa sử cương[1] của Đào Duy Anh và những năm 50 có Trung Quốc sử lược[2] của Phan Khoang. Thật ra hai tác phẩm này được Đào Duy Anh (1904-1988), Phan Khoang (1906-1971) viết cho chương trình Trung học và có tính cách phổ biến kiến thức phổ thông nhằm giúp độc giả thiếu điều kiện ngoại ngữ (nhất là chữ Hán) có cái nhìn tổng quan về lịch sử Trung Quốc. Tuy vậy, hai cuốn trên đã giúp ích được rất nhiều cho đa số bạn đọc Việt Nam trên nửa thế kỉ nay.

Lần này với bộ Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê đã đầu tư trí tuệ và dụng công nhiều hơn. Có thể nói đây là một tác phẩm lớn cuối đời ông, vì ông đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian cho công trình này.

Như trên đã nói, đây là một “tập đại thành” sử học của tác giả. Suốt mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc đầy biến động, được ông tổng kết lại khoảng 1000 trang in. Nói về lượng thì 1000 trang này không thể nào vẽ được toàn diện một tổng quan lịch sử Trung Hoa hơn mấy ngàn năm lập quốc, kiến quốc… rồi “Hoa hoá” (Hán hoá) các dân tộc khác, nhất là các rợ phương Bắc, một thời bách chiến bách thắng trên phần lớn lục địa Âu Á. Nhưng với dung lượng khiêm nhường này, tác giả đã phác thảo được diện mạo của chiều dài lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm này không những được tác giả trình bày cặn kẻ các sự kiện lịch sử suốt cả không gian và thời gian với đầy đủ sử liệu và chứng cứ khoa học mà còn đào sâu được bề dày lịch sử, một nền văn minh cổ nhất và lâu dài nhất của nhân loại.

Qua tác phẩm, tác giả giúp chúng ta tìm hiểu về toàn bộ lịch sử Trung Quốc, nhất là giai đoạn hiện đại, một cách đầy đủ hơn. Dựa vào những tài liệu tương đối mới (lúc đó - xem thư mục ở cuối sách); đặc biệt là tham khảo các tác phẩm của các học giả, sử gia Tây phương và Trung Quốc. Ông đã phác họa được toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ thời huyền sử tới hiện đại và tận đến năm 1982. Tác giả chia lịch sử Trung Quốc ra làm 3 thời kì. Điều này khác hẳn các sử gia khác khi nghiên cứu sử Trung Quốc. Đa số các học giả phương Tây chia (mà một số sử gia Trung Hoa theo) lịch sử thế giới cũng như lịch sử Trung Quốc thành: thời thượng cổ, Trung cổ, Cận cổ, Cận đại, Hiện tại. Theo tác giả, các danh từ trên chúng ta mượn của phương Tây và những khái niệm ấy cũng không thể áp dụng vào lịch sử Trung Hoa được vì lịch sử Trung Hoa từ đời Hán đến cuối đời Thanh, diễn tiến đều đều, không thay đổi gì nhiều như lịch sử phương Tây, không làm sao phân biệt được tới đâu là hết thời Trung cổ, tới đâu là hết thời Cận cổ, rồi Cận cổ với Cận đại khác nhau ra sao? Có lẽ quan niệm như vậy, tác giả chia sử Trung Quốc ra làm ba thời kì:

Thời Nguyên thuỷ và thời Phong kiến gom làm một (gọi là phần 1) vì theo ông ngày nay chúng ta không biết được chắc chắn tới đâu bắt đầu thời phong kiến.

Thời Quân chủ từ Hán tới cách mạng Tân Hợi (1911). Đây là thời kì dài nhất trên 21 thế kỉ, thời này ông tách làm hai:Từ Hán tới Nam Tống (phần II)

Từ Nguyên tới cuối Thanh (phần III)

Thời Dân chủ từ cách mạng Tân Hợi (1911) tới ngày nay (1982) (phần IV).

Một điểm độc đáo của bộ sách này như trên đã nói, tác giả không những vẽ được dung mạo sử Trung Quốc mà đào sâu được bản chất của nền văn minh sử ấy. Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc có một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment original). Tuy ra đời sau một vài nền văn minh khác nhưng tồn tại lâu dài nhất (cho tới ngày nay). Khoảng 3000 năm trước, họ đã có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội… nhất là có một lối chữ viết tượng hình và chính nhờ lối chữ viết này (chữ Hán) mà họ thống nhất được một đất nước bao la với hàng trăm dân tộc khác nhau. Và cũng chính nền văn minh ấy họ đã “Hoa hoá” được các nền văn minh khác, các tôn giáo khác, các học thuyết khác trở thành màu sắc Trung Hoa mà các nền văn minh khác không có được.

Chính ở khía cạnh này, tác giả đã làm nổi bật được văn minh sử Trung Quốc trong cộng đồng văn hóa, có ảnh hưởng ít nhiều đến nền văn hóa đậm nét Nho - Phật ở Á Đông. Điều đó được thấy rõ qua cách phân tích, đánh giá của tác giả đối với lịch sử Trung Quốc. Âu đó cũng là điều nổi bất trong gần 1000 trang in mà các bộ sử khác chưa nêu được. Và có lẽ nặng về khía cạnh “nhân văn” này mà tác giả phần nào làm loãng đi những chiến công của sử Trung Quốc. Độc giả khó tính chắc sẽ phiền sử gia họ Nguyễn thiên vị? Có lẽ theo quan điểm nhân văn ấy ông kết luận về khía cạnh trên như sau:

“Đọc sử thời quân chủ của Trung Hoa, tôi buồn cho dân tộc đó thông minh, giỏi tổ chức mà không diệt được cái họa ngoại thích và hoạn quan gây biết bao thống khổ cho dân chúng đời này qua đời khác. Nhưng tôi rất trọng họ, mến họ vì triều đại nào cũng có hằng ngàn hằng vạn người coi cái chết nhẹ như lông hồng, tuẫn tiết vì nước chứ không chịu nhục, và những thời triều đình “vô đạo” thì vô số kẻ sĩ coi công danh, phú quý như dép cỏ, kiếm nơi non xanh nước biếc dắt vợ con theo, cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống, sống một đời thanh khiết, làm thơ, vẽ để tiêu khiển, hoặc trứ tác về triết, sử, tuồng, tiểu thuyết để lưu lại hậu thế. Đọc đời các vị đó tôi luôn luôn thấy tâm hồn nhẹ nhàng. Chưa có một bộ sử nào của Tây phương cho tôi được cảm tưởng đó”. (Sđd trang 294)

Các nhận xét đó bàng bạc suốt tác phẩm.

Tính đến năm 1975 ông xuất bản đúng Một trăm tác phẩm (100) với các thể loại vừa kể. Từ năm 1975 cho đến khi qua đời, ông còn viết hơn 20 tác phẩm khác như: Tourguéniev, Gogol, Tchékhov, Đời nghệ sĩ, Để tôi đọc lại, Tuân tử, Hàn Phi tử, Trang tử - Nam Hoa kinh, Lão tử - Đạo đức kinh, Khổng tử - Luận ngữ, Đời viết văn của tôi (1966), Hồi kí (1992), nhất là bộ sử Trung Hoa mà chúng tôi vừa nhắc ở trên.

Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, ông là một trong một vài người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuật. Đó là thành quả lao động nghiêm cẩn của mình, ông được đa số quần chúng độc giả trân trọng kể cả học sinh, sinh viên. Những năm 60, 70 chính phủ Sài Gòn đã trân tặng ông (cùng Giản Chi) Giải thưởng văn chương toàn quốc (1966) và Giải tuyên dương sự nghiệp văn hóa (1973) với danh hiệu cao quí đương thời, cùng với một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng vàng). Ông đã công khai từ chối với lí do “dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân tác giả không dự giải.

Tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là những đóng góp lớn cho học thuật Việt Nam thời hiện đại.

Năm 1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên (nay thuộc tỉnh An Giang) đến ngày 22 tháng 12 năm 1984, ông bệnh mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 72 tuổi, thi hài được hoả táng ở Thủ Đức, để lại sự thương tiếc trong lòng nhiều làm văn hóa và bạn đọc thương mến trong và ngoài nước.

Nguyễn Q. Thắng

(12-1966)

Ghi chú: Bài viết ở trên và phụ lục III (Sách tham khảo) ở cuối eBook là do tôi chép từ bản in của Nhà xuất bản Tổng hợp Hồ Chí Minh, năm 2006 (trọn bộ 3 cuốn - 812 trang). Ngoài ra tôi còn dùng bản này sửa lỗi và bổ sung các hình ảnh, các đoạn mà bản nguồn (tức bản đăng trên Việt Nam Thư Quán) chép thiếu, trong đó có đoạn thiếu đến 27 trang, mà bản của nhà Tổng hợp Hồ Chí Minh cũng có nhiều chỗ sai sót. Trong eBook này, để khỏi rườm, nhiều chỗ tôi sửa sai mà không chú thích. (Goldfish).

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":

  1. Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử
  2. 7 Bước Đến Thành Công
  3. Đắc Nhân Tâm
  4. Mạnh Tử
  5. Sống 365 Ngày Một Năm
  6. Một Lương Tâm Nổi Loạn
  7. Rèn Nghị Lực Để Lập Thân
  8. Sống Đẹp
  9. Khổng Tử Và Luận Ngữ
  10. Giải Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
  11. Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười
  12. Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê
  13. Những Vấn Đề Của Thời Đại
  14. Rèn Luyện Tình Cảm
  15. Trang Tử Nam Hoa Kinh
  16. Tìm Hiểu Con Chúng Ta
  17. Ý Cao Tình Đẹp
  18. Bảy Bước Đến Thành Công
  19. Dạy Con Theo Lối Mới
  20. Gương Chiến Đấu
  21. Gương Hy Sinh
  22. Hàn Phi Tử
  23. Liêt Tử Và Dương Tử
  24. Nghề Viết Văn
  25. Săn Sóc Sự Học Của Con Em
  26. Sử Trung Quốc
  27. Tổ Chức Gia Đình
  28. Vài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung Hoa
  29. Đường, Tống Bát Đại Gia
  30. Lão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến Lê
  31. Gương Kiên Nhẫn
  32. Con Đường Thiên Lý
  33. Lợi Mỗi Ngày Được Một Giờ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sử Trung Quốc PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Sử Trung Quốc
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTruyện Tranh


KHOA HỌC TÂM LINH:

Lịch Sử - Quân Sự (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng