TẤT CẢ ĐỀU LÀ ÁNH SÁNG

Khởi nguồn của vật chất được sinh ra từ năng lượng vĩnh hằng nguyên thuỷ, khoa học gọi là BigBang. Mọi thứ được sinh ra từ ánh sáng chói loà ấy, gốc gác là giống nhau nhưng tại sao chúng ta vẫn "thấy" nhiều thứ rất tăm tối như "màn đêm" chẳng hạn?

Thực ra màn đêm không "tối" như chúng ta nghĩ, nó chỉ "phát sáng" theo cách mà chúng ta không thể quan sát được. Theo như khám phá của các nhà khoa học thì 99% năng lượng bức xạ phát ra từ mặt trời đều toả ra dưới dạng Neutrino (chúng ta không cảm nhận được), chỉ có 1% phát ra dưới dạng sóng điện từ, tức là ánh sáng nhìn thấy và 1 số bức xạ ánh sáng mà chúng ta không nhìn thấy được.

Ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy gọi là "ánh sáng khả kiến", nó là một phần phạm vi vô cùng nhỏ trong dải quang phổ (dải các tần số có thể của sóng điện từ). Chúng ta nghĩ rằng mắt mình có thể quan sát được mọi thứ trong thế giới này, nhưng thực ra lại có phần lớn thế giới mà chúng ta không nhìn thấy được.

Ở thế giới động vật, nhiều loài chim, bò sát, côn trùng có thể nhìn thấy tia cực tím. Hoặc như là loài rắn, chúng có thể nhìn thấy các tia hồng ngoại, phân biệt mục tiêu bằng nhiệt do bức xạ hồng ngoại toả ra. Nửa đêm có thể quan sát con mồi "phát sáng" với những mảng màu rực rỡ. Bất cứ nơi nào phát nhiệt là nó đều có thể nhìn thấy, còn chúng ta thì chẳng nhìn thấy gì cả, đều chỉ là một vùng tối om.

Ngoài ra còn rất nhiều loại sóng ánh sáng khác như sóng vô tuyến, tia X, Gamma, sóng vi ba (lò vi sóng). Có thể nói mọi thứ đều "phát sáng" theo cách của nó. Theo các nhà khoa học thì mọi vật thể đều phát ra bức xạ điện từ, do dao động nhiệt của các phân tử hay nguyên tử hoặc các hạt cấu tạo nên chúng, với năng lượng bức xạ và phân bố cường độ bức xạ theo tần số phụ thuộc vào ở nhiệt độ của vật thể. Sự bức xạ này lấy đi nhiệt năng của vật thể. Các vật thể cũng có thể hấp thụ bức xạ phát ra từ vật thể khác; và quá trình phát ra và hấp thụ bức xạ là một trong các quá trình trao đổi nhiệt.

Chúng ta cũng biết ngưỡng nghe của con người bị giới hạn trong dải tần 20Hz - 20.000 Hz. Tức là chúng ta không thể nghe được sóng hạ âm và sóng siêu âm. Ví dụ như loài dơi chúng có thể phát ra sóng siêu âm và "tiếp nhận" sóng phản hồi để định vị không gian xung quanh giúp chúng có thể bay lượn trong màn đêm mà không lo lắng về việc bị "va chạm" bất ngờ.

Vậy là chúng ta đang bị giới hạn cảm nhận của mình trong ngũ quan chật hẹp. Có những thứ chúng ta "không thấy" không có nghĩa rằng chúng không "tồn tại" và từ đó tạo ra các định kiến về mọi thứ trong tầm nhìn nhỏ bé của mình. Giống như cách con ếch nhìn lên bầu trời thông qua miệng giếng và nó cho rằng đó là tất cả thế giới.

Khi nói về vấn đề tin vào niềm tin của mình, tôi có khuynh hướng nghiền ngẫm và bắt đầu chất vấn mọi thứ.

Tôi nghĩ bản tính con người là suy nghĩ quá nhiều về cuộc sống, các quyết định và mục đích của mình. Cách đây vài năm, tôi từng nghe một câu chuyện mô tả sinh động nhất mối liên hệ giữa tâm và trí. Câu chuyện như sau:

Một giảng viên đại học hỏi các sinh viên, "Có phải Thượng đế đã tạo ra mọi thứ trên đời?".

Nhiều sinh viên trả lời, "Đúng thế, Thượng đế đã tạo ra mọi thứ trên đời".

Vị giảng viên hỏi tiếp, "Nếu nói Thượng đế đã tạo ra mọi thứ, tức là các em đang cho rằng Thượng đế đã tạo ra điều xấu xa, vì điều xấu xa quả thật có tồn tại. Và nếu dựa trên nguyên tắc ‘công trình của chúng ta định nghĩa con người chúng ta’, thì Thượng đế là xấu xa?".

Cả giảng đường im phăng phắc. Cuối cùng, một sinh viên giơ tay phát biểu, "Thưa thầy, em muốn hỏi thầy một câu. Cái lạnh có tồn tại không?".

Vị giáo sư trả lời, "Em hỏi gì lạ vậy. Đương nhiên cái lạnh có tồn tại".

Cậu sinh viên lại nói, "Thưa thầy, thật ra cái lạnh không tồn tại. Theo các định luật vật lý, thứ mà chúng ta cho là lạnh thật ra là tình trạng thiếu nhiệt. Độ 0 tuyệt đối (khoảng -270 độ C) là tình trạng hoàn toàn không có nhiệt; vật chất không còn hoạt động năng lượng và không thể tạo ra phản ứng ở nhiệt độ đó. Cái lạnh không tồn tại. Chúng ta tạo ra khái niệm đó để mô tả cảm giác khi bị thiếu nhiệt".

Cậu sinh viên lại đặt câu hỏi khác, "Thưa thầy, bóng tối có tồn tại không?".

Vị giảng viên đáp, "Có, đương nhiên bóng tối có tồn tại". Cậu sinh viên nói, "Thầy lại nhầm rồi, thưa thầy. Trên thực tế, bóng tối là sự thiếu sáng toàn phần. Chúng ta có thể tìm hiểu ánh sáng nhưng không thể tìm hiểu bóng tối. Chúng ta có thể đo lường ánh sáng, nhưng không thể đo lường bóng tối. Chúng ta không thể nói chính xác một không gian nào đó tối đến mức nào. Chúng ta chỉ đo lường mức độ ánh sáng. Bóng tối là thuật ngữ được con người sử dụng để mô tả điều xảy ra khi không có sự hiện diện của ánh sáng.

Vậy giờ em xin hỏi thầy, điều xấu xa có tồn tại không?".

Giờ đây, với vẻ phân vân, vị giảng viên trả lời, "Đương nhiên điều xấu xa có tồn tại. Tôi nhìn thấy nó mỗi ngày. Giết người, chiến tranh, tội phạm và những hành động vô nhân đạo giữa con người với nhau chứng tỏ điều xấu xa có tồn tại. Những biểu hiện này chính là điều xấu xa".

Cậu sinh viên ngắt lời, "Điều xấu xa không tồn tại, thưa thầy. Điều xấu xa đơn giản là thiếu vắng sự tốt lành. Điều xấu xa cũng giống như bóng tối và cái lạnh. Nó chỉ là một khái niệm mà con người tạo ra để mô tả tình trạng thiếu những thứ tốt đẹp. Thượng đế không tạo ra điều xấu xa. Điều xấu xa không giống niềm tin hay tình yêu thương, những thứ thật sự tồn tại như nhiệt và ánh sáng. Điều xấu xa là kết quả của những gì diễn ra khi con người không tin tình yêu thương của Thượng đế hiện diện trong trái tim mình - tương tự sự xuất hiện của cái lạnh khi thiếu nhiệt và sự xuất hiện của bóng tối khi không có ánh sáng".

Hoàng Nhật Minh

Bài viết gốc: https://khoahoctamlinh.vn/tat-ca-deu-la-anh-sang-7025.html

Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTruyện Tranh


KHOA HỌC TÂM LINH:

Blog (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng