Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank
TỦ SÁCH TINH HOA:
Bài thơ được viết năm 1967, linh hồn chính của bài thơ là một cô giáo - Lê Huyền Châu (Cháu ruột của Giáo Sư Lê Ngọc Trụ). Có thể coi đây là mối tình đầu của nhà thơ Du Tử Lê. Họ không đi đến hôn nhân được vì sự khác biệt giữa hai gia đình Nam Bắc. Năm 1975 nhà thơ Du Tử Lê định cư ở Mỹ, Huyền Châu còn ở lại Việt Nam. Hai mươi sáu năm sau, 1991, ông về thăm lại người yêu cũ, và có ý định đem Huyền Châu đi. Nhưng vì còn cha mẹ già. Cô từ chối. Hiện nay cô vẫn còn độc thân và vẫn còn cư ngụ tại căn nhà cũ ở Bến Chương Dương.
Tùy bút Trên Ngọn Tình Sầu gồm có: Tóc Trên Đầu Vẫn Từng Ngọn Riêng Tây
Thư Viết Từ Garden Grove City
Mỗi Chúng Ta Là Một Vùng Đất Trũng.
Và, Những Bức Tranh Không Ngày Tháng, Không Chữ Ký
Người Chối Từ Hai Chữ “Nhà Văn!”
***
Du Tử Lê (sinh 1942) tên thật là Lê Cự Phách, là một nhà thơ Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.
Ông sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.
Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.
Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.
Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.
Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972.
Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Du Tử Lê cùng với Mai Thảo và Phạm Duy bị kết án tử hình vắng mặt trên đài phát thanh của Mặt trận giải phóng Miền Nam vì có thái độ chống đối cộng sản quyết liệt. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông sang tỵ nạn bên Hoa Kỳ.
Hiện ông đang sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết, và là nhân viên khế ước của đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1996. Ông cũng từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải, và Văn nghệ ở Hoa Kỳ.
***“đời tẻ nhạt liếm môi mình cũng nhạt.
“tóc trên đầu vẫn từng ngọn riêng tây.” (thơ dtl.)
1.
Chiếc xe hối hả như muốn chạy đua cùng mặt trời đang bị những sợi giây vô hình vội vã kéo lên cao. Nắng sớm từngchùm lọt qua cành, nhánh những rặng xoài nặng trái. Nhác trông, như những chiếc võng xanh ương, treo lửng, đu đưa bởi gió đồng.
Trên những thửa ruộng lúp xúp chân lúa mới gặt, nước đọng từng vũng do sự nấn, nuối của những trận mưa rào mấy ngày trước. Xa xa, đôi ba cánh cò trắng soải chân, buồn bã, bay. Tựa chúng không chút bận tâm về việc hình ảnh chúng bị hắt lại từ những tấm kính không gian trong suốt, dựng theo chiều thẳng đứng; được chia lô bởi những thân cổ thụ cụt đầu, đã khô quắt; nhưng vẫn muốn phô diễn lần cuối, sự có mặt ngạo nghễ (dẫu tuyệt vọng) của mình.
Nếu không kể tài xế, chiếc xe có bốn người cho ba hàng ghế.
Hai phụ nữ. Một trung niên. Tóc ngắn. Bề ngoài, cô cho thấy là một người đã miễn nhiễm với tất cả mọi biến động thời thế, xã hội. Nhưng đôi mắt nửa nghiêm khắc, nửa tinh anh của cô, lại cánh giác những ai sáng ý rằng, đó là một người nhạy cảm mà, cái tâm từ của cô, lúc nào cũng sẵn sàng đào những hố, hầm cho cô sập bẫy-xót-xa. Ta cũng có thể nói, đó là người phụ nữ được sinh ra để quên mình, sống cho kẻ khác.
Người còn lại, tóc dài. Còn trẻ. Nhưng dường như mái tóc của cô cũng tự hiểu rằng, nó không đủ tiềm năng cạnh tranh với chiều cao của cô. Chiều cao của một cây…liễu. Đó là một phụ nữ có nét đẹp sang cả của khối…nước đá. (Loại nước đá không tan dù cho bạn có phơi nó dưới ánh nắng hay, sức nóng ở độ nào!)
Họ rì rầm nơi băng ghế áp chót. Chỉ trời hiểu họ nói gì, với nhau!?!
Nơi băng ghế ngay sau lưng tài xế, là phần đất “quy hoạch” của hai người đàn ông. Người trẻ, ở khoảng tuổi trên dưới dưới bốn mươi. Nhưng những nếp nhăn đã thấp thoáng, không chỉ trên vầng trán bướng bỉnh mà, cả nơi đuôi mắt. (Tôi xin nói riêng với bạn mà không sợ sai rằng, đó là loại thanh niên đánh bạn sớm với những con rết nhiều chân.)
Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Du Tử Lê":
- Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời
- Ngửa Mặt
- Tôi Với Người Chung Một Trái Tim
- Trên Ngọn Tình Sầu
- Mắt Lệ Cho Người
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trên Ngọn Tình Sầu PDF của tác giả Du Tử Lê nếu chưa có điều kiện.
Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Trước Đó | Bài Tiếp Theo |