Ảnh bìa sách Trường Đời

TRƯỜNG ĐỜI

Tác giả : Lê Văn Trương

Định dạng : Radio / Sách PDF

Số trang : 297

Lượt xem/nghe : 1047

Lượt đọc : 282

Lượt tải : 129

Lượt tải AudioBook : 18

Kích thước : 815 KB

Tạo lúc : Tue, 08/11/2022 16:08

Cập nhật lúc : 18:59pm 04/04/2024


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Trường Đời

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mục lục sách nói:

00:00:00 
Trường Đời - Phần 1
00:55:26 
Trường Đời - Phần 2
01:55:30 
Trường Đời - Phần 3
02:44:04 
Trường Đời - Phần 4
03:34:29 
Trường Đời - Phần 5
04:24:32 
Trường Đời - Phần 6
05:16:28 
Trường Đời - Phần 7 End
Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Năm tôi 11, 12 tuổi, tôi đọc tiểu thuyết Trường Ðời của Nhà Văn Lê Văn Trương, tôi đọc tiểu thuyết Giông Tố của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, Tôi đã viết nhiều lần:

“Ai hỏi những tiểu thuyết nào có ảnh hưởng đến việc tôi thích viết truyện, tôi trả lời: Trường Ðời của Lê Văn Trương, Giông Tố của Vũ Trọng Phụng.”

Trước năm 1945 tôi théc méc về 5 chữ “Phổ Thông Bán Nguyệt San” in trên trang bià những quyển tiểu thuyết như quyển “Trường Ðời.” “Phổ Thông Bán Nguyệt San” là cái gì? Mấy ông anh tôi, các ông chú, ông cậu tôi có nhiều ông thích đọc tiểu thuyết, tôi hỏi nhưng không ông nào trả lời được. Những năm xưa ấy tôi không chú ý đến dòng chữ nhỏ “Tạp chí văn học ra đầu tháng và giữa tháng” nằm dưới hàng chữ “Phổ Thông Bán Nguyệt San.” Mà có chú ý tôi cũng không hiểu nghĩa. Nhiều năm sau, khi cuộc đời không còn những quyển tiểu thuyết “Phổ Thông Bán Nguyệt San” tôi mới biết Phổ Thông Bán Nguyệt San là tờ báo tháng ra hai kỳ, Nhà Xuất bản Tân Dân dùng cách này để được dễ dàng trong việc kiểm duyệt sách, Như vậy mỗi tháng Nhà Tân Dân xuất bản 2 quyển tiểu thuyết, đều đều trong nhiều năm. Một nhà xuất bản mỗi tháng in ra hai quyển tiểu thuyết phải kể là nhiều. Một kỷ lục trong số những nhà xuất bản Việt từ ngày Việt Nam có Nhà Xuất Bản Tiểu Thuyết.

Tôi không biết sau chiến tranh năm 1946 ông Lê Văn Trương trở về Hà Nội năm nào, tôi chỉ thấy ít nhất ông cũng trở về sống ở Hà Nội hai, ba năm trước năm 1954 là năm ông vào Sài Gòn. Về Hà Nội sau năm 1946,, ông Lê Văn Trương, Nhà Văn viết nhiều tiểu thuyết nhất Việt Nam, nhiều tiểu thuyết của ông rất “ăn khách”, không viết gì cả. Nguồn sáng tác của ông bị cạn. Một truyện ngắn ông cũng không viết. Vào Sài Gòn năm 1954 ông cũng không viết qua một trang tiểu thuyết nào. Thời gian đầu ông tìm những tiểu thuyết đã xuất bản của ông, nhiều quyển ông lấy ở những nhà cho mướn truyện, đem đến dạm bán cho mấy tờ báo, đề nghị nhà báo mua, đăng. Theo lệ, nhân viên những nhà báo nhận tác phẩm dạm bán không trả lời không mua ngay, mà nói:

“Ðể chúng tôi đọc. Tuần sau ông trở lại.”

Tìm mua: Trường Đời

Tuần sau ông LV Trương trở lại, nhà báo đưa trả mấy quyển truyện của ông:

“Truyện này không hợp với báo chúng tôi. Xin gửi lại ông.”

Nhà Văn LV Trương bắt đền:

“Trong lúc báo ông giữ tác phẩm của tôi, có người hỏi mua, tôi không có tác phẩm để bán. Báo ông làm tôi bị thiệt hại..”

Nhà báo phải bồi thường cho ông một khoản tiền. Tôi - CTHÐ - chứng kiến chuyện tôi vừa kể ở toà báo Ngôn Luận.

Sau 1954 Sài Gòn tái bản những tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Bằng, Khái Hưng, nhưng không tái bản một tiểu thuyết nào của Lê Văn Trương. Tôi không biết tại sao.

Ông Lê Văn Trương là nhà văn Việt Nam - có thể là duy nhất - có đàn em viết truyện, ông sửa lại rồi ký tên ông đem bán cho nhà xuất bản. Vì ông nổi tiếng, vì truyện ông có nhiều người mua đọc, nên cứ truyện ký tên ông là nhà xuất bản mua. Người Pháp gọi những người viết truyện loại này là nègre. Hai ông đàn em viết truyện cho ông Lê Văn Trương ký tên làm tác giả là ông Ðặng Ðình Hồng, và ông Tân Hiến. Hai ông này cùng vào Sài Gòn năm 1954. Cả ba ông cùng nghiện thuốc phiện.

Tôi thấy từ ngày vào Sài Gòn ông Lê Văn Trương không làm qua một công việc gì cả. Ông nghiện thuốc phiện nặng..Ðời sống của ông đi vào tình trạng thiếu đói, vất vả, cực khổ. Từ năm 1960 ngày ngày ông lang thang đi tìm người quen để xin tiền, giới văn nghệ sĩ Sài Gòn gọi việc đi xin tiền người quen này là “đi cốc.”

Khoảng năm 1958 hai ông Hoàng Xứ Lào Phoumi và Phouma tranh quyền làm Thủ Tướng Chính Phủ. Mỗi ông Hoàng có một số quân sĩ, hai ông dùng quân đội đánh nhau, những cuộc binh biến xẩy ra liên miên trên đấi Ai Lao. Nguồn cung cấp thuốc phiện cho Sài Gòn thời ấy là Ai Lao. Thuốc phiện từ Lào về Sài Gòn bằng đường hàng không. Một lần xẩy ra cuộc binh biến, phi trường Vientiane bị đóng cửa nhiều ngày. Nguồn thuốc phiện từVientiane về Sài Gòn phải ngừng. Thuốc phiện trở thành khan hiếm ở Sài Gòn. Những nhà buôn thuốc phiện không bán hàng ra, có bán thì cầm chừng, và bán giá đắt. Giới đệ tử của Phù Dung Tiên Nữ rơi vào tai kiếp không có thuốc hút. Dân Hít Tô Phê - Hít Thuốc Phiện - có thể nhịn ăn vài ngày nhưng nhịn thoóc một bữa thì không được. Không có thoóc. có tiền cũng khó mua được thoóc. Mà 90/100 dân Hít Tốp là dân nghèo, không phải nghèo thường mà là nghèo mạt rệp, nghèo đến con rêp cũng không sống nhờ được.

Thời ấy Sài Gòn có câu:

“Phu-mi, Phu-ma đánh nhau. Phu-mơ chết.”

Phu-mơ: fumeur: người hút.

Trong cơn bĩ cực ấy có ông nghiện nghĩ ra chuyện lấy sái thuốc phiện nấu với nước, lọc cho hết chất sạn, than, tro, dùng ống chich hút chất nước sái thuốc phiện chích thẳng vào mạch máu. Chất thuốc phiện vào máu, người nghiện phê ngay trong nháy mắt. Ðang hút 100 đồng, chỉ cần chích 10 đồng là người nghiện phê hơn hút. Nhưng việc chích - dân nghiện gọi là choác - làm hại cơ thể người chích gấp nhiều lần việc hút. Chích 1 năm hại người bằng hút 10 năm. 10.000 người nghiện hút may ra có một, hai người bỏ được hút, người choác thì 10.000 người chết cả 10.000 người.

Ông Lê Văn Trương trở thành dân choác. Người ông khô đét, da ông đen sạm. Bà vợ sống với ông từ Hà Nội trước 1946 tới ngày ông qua đời ở Sài Gòn là bà Ðào. Bà này không phải là vũ nữ Dancing Fantasio mà là bà cô đầu.

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Văn Trương":

  1. Người Anh Cả
  2. Trường Đời
  3. Một Lương Tâm Trong Sương Mù
  4. Những Đồng Tiền Siết Máu
  5. Ba Ngày Luân Lạc
  6. Con Đường Dốc
  7. Đứa Con Hạnh Phúc
  8. Hai Đứa Trẻ Mồ Côi
  9. Một Người Cha

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trường Đời PDF của tác giả Lê Văn Trương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Trường Đời
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTruyện Tranh


KHOA HỌC TÂM LINH:

Radio Truyện Ngắn (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng