Ảnh bìa sách Tuyển Tập Thơ Thế Lữ

TUYỂN TẬP THƠ THẾ LỮ

Tác giả : Thế Lữ

Giọng đọc : Trung Nghị

NXB : Đồng Nai

Năm xuất bản : 2005

Định dạng : Sách nói

Lượt xem/nghe : 228

Lượt tải AudioBook : 21

Thời lượng: 01:13:34

Tạo lúc : Sat, 29/10/2022 16:25

Cập nhật lúc : 13:46pm 04/09/2024


THỂ LOẠI

qrcode

Mua Sách: Tuyển Tập Thơ Thế Lữ

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mục lục sách nói:

00:00:00 
Lời Nói Đầu
00:07:57 
Phần 1. Nhân Vật Của Thời Đại
00:29:53 
Phần 2. Thơ Tình
00:56:38 
Phần 3. Thế Giới Muôn Màu
Hẹn giờ tắt nhạc:


Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank

Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài "Nhớ rừng". Ông là người đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng tòa lâu đài Thơ mới. Thơ ông hướng đến biểu lộ tâm trạng của lớp người yêu nước nhưng chưa tìm thấy được con đường để cứu nước. Giọng thơ trong trẻo, đôi khi đượm buồn, thấm đẫm tâm trạng uẩn uất.

1. Đôi nét về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thế Lữ

1.1 Tiểu sử:

Thế Lữ (10/6/1907 - 3/6/1989), tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ, sau đó được đổi thành Nguyễn Thứ Lễ. Sau khi người anh trai của ông qua đời, cha mẹ đổi lại tên cho ông là Nguyễn Đình Lễ. Bút danh Thế Lữ còn mang ý nghĩa “người khác đi qua trần thế” để phù hợp với quan niệm sống của ông thời bấy giờ. Ngoài ra, Thứ Lễ còn có một bút danh khác là Lê Ta để viết báo.

Thế Lữ là một nghệ sĩ rất đa tài, ông hoạt động ở nhiều lĩnh vực như làm thơ, viết báo, viết văn, dịch thuật, phê bình và sân khấu. Tuy nhiên, từ trước đến nay ông vẫn được nhắc đến nhiều nhất với vai trò là một nhà thơ.

Tìm mua: Tuyển Tập Thơ Thế Lữ

Chân dung nhà thơ Thế Lữ

Thế Lữ nổi danh trên nền văn học Việt Nam từ những năm 1930, với những tác phẩm thơ mới và văn xuôi tiêu biểu như bài thơ Nhớ rừng hay tập truyện Vàng và máu (1934). Cũng từ năm 1934, ông đã trở thành thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, ông tham gia vào hầu hết các hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian. Đồng thời, cũng đảm nhiệm vai trò là một nhà báo, nhà phê bình và biên tập viên của tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Đến năm 1937, Thế Lữ chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói và trở thành diễn viên, đạo diễn, biên kịch. Sau cách mạng tháng 8, Thế Lữ lên Việt Bắc tham gia kháng chiến và được bầu làm Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, kiểm trưởng đoàn sân khấu Việt Nam.

Năm 1955, Thế Lữ giữ vai trò Trưởng ban Nghiên cứu Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam, chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương đi biểu diễn tại các nước như Liên Xô, Ba Lan, Trung Quốc.

Năm 1957, ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Đồng thời cũng là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam và là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam khóa II.

Năm 1962, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần III, Thế Lữ tiếp tục giữ vai trò Ủy viên thường vụ Ban chấp hành. Và ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa II (1960 - 1964).

Thế Lữ nghỉ hưu năm 1977, đến năm 1979, ông chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Năm 1984, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt I và qua đời vào ngày 3/6/1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2 Phong cách sáng tác của Thế Lữ:

Có thể nói, Thế Lữ là một trong những người khai sáng ra phong trào thơ mới tại Việt Nam. Đọc thơ của ông, độc giả cảm nhận rõ được phong cách sáng tác vô cùng dồi dào, đầy chất lãng mạn mà cũng ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Bên cạnh đó, các tác phẩm thơ của ông đã thoát ra được khuôn phép của thế hệ phong kiến, giải phóng tâm tư của thế hệ mới, đồng thời khẳng định bản lĩnh của con người trước xã hội. Không những vậy, ông cũng là người có đóng góp to lớn trong việc hiện đại hóa các vần thơ trong nền văn học Việt Nam.

Thế Lữ cũng là một trong những người tiên phong trong việc đưa kịch đến gần hơn với công chúng Việt Nam. Ông là người duy nhất phát triển kịch nói từ trình độ nghiệp dư đến trình độ chuyên nghiệp và trở thành người có sức ảnh hưởng của nền sân khấu dân tộc.

1.3 Những tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ:

Về thơ:

  • Mấy vần thơ (1935)
  • Mấy vần thơ, tập mới (1941)
  • Nhớ rừng

Truyện ngắn tiêu biểu:

  • Vàng và máu (1934)
  • Bên đường thiên lôi (1936)
  • Lê Phong phóng viên (1937)
  • Mai Hương và Lê Phong (1937)
  • Đòn hẹn (1937)
  • Gói thuốc lá (1940)
  • Gió trăng ngàn (1941)
  • Trại Bồ Tùng Linh (1941)
  • Thoa (truyện ngắn, 1942)
  • Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953)
  • Tay đại bợm (truyện ngắn, 1953)

Những vở kịch tiêu biểu:

  • Dương Quý Phi (1942), gồm hai vở: Trầm hương đình, Mã Ngôi Pha
  • Người mù (1946)
  • Cụ đạo sư ông (1946)
  • Đoàn biệt động (1947)
  • Đề Thám (1948)
  • Đợi chờ (1949)
  • Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952)

Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thế Lữ":

  1. Tuyển Tập Thơ Thế Lữ
  2. Đòn Hẹn
  3. Tiếng Hú Ban Đêm
  4. Gói Thuốc Lá
  5. Mai Hương Và Lê Phong

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Thơ Thế Lữ PDF của tác giả Thế Lữ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website thuviensohoa.vn đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Mua Sách: Tuyển Tập Thơ Thế Lữ
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN:
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu (*)
Bình Luận: (*)
Họ và tên: (*)
Email: (*)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTruyện Tranh


NHẠC CHỮA LÀNH:

Âm Nhạc - Thơ Ca - Hội Họa (Top views)
Theo Ngày
Theo Tuần
Theo Tháng